Bài 22. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 9, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 9 KNTT Chương 7. Giới thiệu hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và ng


Bài 22. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Quan sát công thức của các hợp chất hữu cơ phổ biến trong Hình 22.1 (trang 103, SGK KHTN 9) và cho biết đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của các phân tử hợp chất hữu cơ là gì.

22.1

Quan sát công thức của các hợp chất hữu cơ phổ biến trong Hình 22.1 (trang 103, SGK KHTN 9) và cho biết đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của các phân tử hợp chất hữu cơ là gì.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung đều có nguyên tố C.

22.2

Hãy sắp xếp các hợp chất dưới đây thành hai nhóm: nhóm 1 gồm các hợp chất hữu cơ và nhóm 2 gồm các hợp chất vô cơ

C 6 H 6 , H 2 SO 4 , C 6 H 12 O 6 , H 2 CO 3 , CaCO 3 , KNO 3 , C 2 H 4 , NaOH, Al 2 O 3 , CH 3 Cl, CH 3 OH

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

Nhóm 1: C 6 H 6 , C 6 H 12 O 6 , C 2 H 4 , CH 3 Cl, CH 3 OH

Nhóm 2: H 2 SO 4 , H 2 CO 3 , CaCO 3 , KNO 3 , NaOH, Al 2 O 3

22.3

Em hãy cho biết trong các công thức từ 1 đến 6 trong Hình 22.2 (trang 105, SGK KHTN 9) công thức nào là công thức phân tử và công thức nào là công thức cấu tạo?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về công thức phân tử và công thức cấu tạo

Lời giải chi tiết:

Công thức phân tử: (1), (4)

Công thức cấu tạo: (2), (3), (5), (6)

22.4

Hãy viết các công thức cấu tạo đầy đủ ở Hình 22.2 (trang 105, SGK KHTN 9) dưới dạng thu gọn.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của công thức cấu tạo thu gọn

Lời giải chi tiết:

(2): H 3 C – CH 2 – CH 2 – CH 3

(3)

(5) H 3 C – CH 2 OH

(6) H 3 C – O – CH 3

22.5

So sánh công thức phân tử của:

a) hợp chất (2) và (3)

b) hợp chất (5) và (6)

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức cấu tạo đầy đủ của các chất (2), (3), (5), (6)

Lời giải chi tiết:

a) Công thức phân tử của (2) và (3) đều là C 4 H 10

b) Công thức phân tử của (5) và (6) đều là C 2 H 6 O

22.6

Quan sát các Hình 22.2, 22.3 ( trang 105, SGK KHTN 9) và cho biết phân tử hợp chất hữu cơ có những dạng mạch carbon nào? Chỉ ra các công thức cấu tạo có cùng công thức phân tử. Giải thích tại sao nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau, tính chất khác nhau lại có cùng công thức phân tử.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 22.2 và 22.3

Lời giải chi tiết:

Phân tử hợp chất hữu cơ có dạng mạch thẳng; mạch nhánh

Những công thức cấu tạo có cùng công thức phân tử là:

(1) CH 3 – CH 2 – CH 2 – CH 3 ; (2) có cùng công thức phân tử: C 4 H 10

(3) CH 3 – CH 2 OH; (4) CH 3 – O – CH 3 có cùng công thức phân tử: C 2 H 6 O

Nhiều hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng lại có tính chất khác nhau vì cấu tạo của hợp chất khác nhau dẫn đến tính chất khác nhau.

22.7

Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có từ các công thức phân tử C4H10 và C3H6.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

C 4 H 10 có thể có các công thức cấu tạo sau:

CH 3 – CH 2 – CH 2 – CH 3

C 3 H 6 : CH 2 = CH – CH 3

22.8

Sắp xếp các chất sau đây vào một trong hai nhóm: hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon: CH 4 , CH 3 Cl, CH 2 =CH 2 , CH 3 CH 2 OH, CH 3 COOH, CH 3 NH 2 , CH 3 CH 2 CH 3 , CH 3 CH=CH 2 , CH 3 COOCH 2 CH 3

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về hydrocarbon và dẫn xuất hydrocarbon

Lời giải chi tiết:

Hydrocarbon: CH 4 , CH 2 = CH 2 , CH 3 CH 2 CH 3 , CH 3 CH=CH 2

Dẫn xuất hydrocarbon: CH 3 Cl, CH 3 CH 2 OH, CH 3 COOH, CH 3 NH 2 , CH 3 COOCH 2 CH 3

22.9

a) Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ sau: ethanol (C 2 H 5 OH), acetic acid (CH 3 COOH), benzene (C 6 H 6 ), và vinyl chloride (C 2 H 3 Cl).

b) Cho biết mỗi chất thuộc loại hợp chất hữu cơ nào (hydrocarbon hay dẫn xuất của hydrocarbon)? Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

a) C 2 H 5 OH: CH 3 – CH 2 – OH

CH 3 COOH: CH 3 – COOH

C 6 H 6 :

C 2 H 3 Cl: CH 3 = CH – Cl

b) Hợp chất thuộc hydrocarbon là: C 6 H 6

Hợp chất thuộc dẫn xuất hydrocarbon là: C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, C 2 H 3 Cl.


Cùng chủ đề:

Bài 17. Một số dạng năng lượng tái tạo Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 18. Tính chất chung của kim loại Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 22. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 23. Alkane Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 24. Alkene Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 25. Nguồn nhiên liệu Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Giải vth khtn 9, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 9 KNTT
Giải vth khtn 9, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 9 tập 1