Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Cánh diều Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV


Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều

Hành động nào sau đây của vua Trần (năm 1257) thể hiện rõ ý chí, thái độ kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ?

Câu 1

Câu 1. Hành động nào sau đây của vua Trần (năm 1257) thể hiện rõ ý chí, thái độ kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ?

A. Từ chối không đọc thư dụ hàng của Mông Cổ.

B. Ra lệnh tổng giam tất cả các sứ giả Mông Cổ vào ngục.

C. Bố trí thế trận mai phục ở cửa sông Bạch Đằng

D. Lên án âm mưu của quân xâm lược.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Để tỏ rõ ý chí, thái độ kiên quyết chống lại quân xâm lược, vua Trần đã ra lệnh tống giam tất cả sứ giả Mông Cổ vào ngục.

Chọn B

Câu 2

Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhân dân Đại Việt đã thực hiện kể sách độc đáo nào sau đây?

A. Xây dựng thành luỹ.

B. Tập trung bảo vệ kinh đô.

C. Đánh nhanh.

D. “Thanh dã”.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhân dân Đại Việt đã thực hiện một kế sách rất độc đáo đó là “Thanh dã” hay còn gọi là “vườn không nhà trống”.

Chọn D

Câu 3

Câu 3. Để thể hiện ý chí quyết tâm chống quân xâm lược Nguyên (1285), quân lính nhà Trần đã

A. Thích hai chữ “Sát Thát" lên cánh tay.

B. Hô vang khẩu hiệu “Bảo vệ độc lập”.

C. Thành lập các đội “Quyết tử quân”.

D. Xây dựng trận địa ven sông Bạch Đằng.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Để thể hiện ý chí quyết tâm chống quân xâm lược Nguyên (1285), quân lính nhà Trần đã thích hai chữ “Sát Thát" ( giết giặc Mồn Thát ) lên cánh tay.\

Chọn A

Câu 4

Câu 4. Để không bị bị động trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285), nhà Trấn có hành động nào sau đây?

A. Kêu gọi toàn thân ngừng sản xuất để kháng chiến.

B. Đề nghị giảng hòa để kéo dài thời gian chuẩn bị.

C. Tổ chức nhiều hội nghị để bàn kế sách đánh giặc.

D. Chủ động xây dựng thế trận trên sông Bạch Đằng.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Để không bị bị động trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285), nhà Trấn đã tổ chức nhiều hội nghị để bàn kế sách đánh giặc. Trong đó nổi bật nhất đó chính là hội nghị Diên Hồng do Thượng Hoàng Trần Thánh Tông triệu tập.

Chọn C

Câu 5

Câu 5. Chiến thắng nào sau đây của quân dân nhà Trần nối tiếp chiến công vang dội của Ngô Quyền (938) và Lê Hoàn (981) trên một dòng sông?

A. Chiến thắng Đông Bộ Đầu.

B. Chiến thắng Bạch Đằng.

C. Chiến thắng Lục Đẩu giang.

D. Chiến thắng sống Như Nguyệt.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng ( 1288 ) của quân dân nhà Trần nối tiếp chiến công vang dội của Ngô Quyền (938) và Lê Hoàn (981) trên một dòng sông.

Chọn B

Câu 6

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc.

B. Vai trò lãnh đạo và tài chỉ huy của các vua Trần.

C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước láng giềng.

D. Nghệ thuật tổ chức đánh trận của các tướng lĩnh.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Nội dung không phải là nguyên nhân thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đó chính là sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước láng giềng.

Chọn C

Câu 7

Câu 7. Một trong những ý nghĩa Lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) của nhà Trần là

A. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của kẻ thù.

B. Dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Mông - Nguyễn.

C. Giải phóng các nước bị Mông Cổ xâm lược.

D. Mở đầu thời đại dựng nước cho toàn dân tộc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là:

-Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc.

-Khẳng định sức mạnh, ý chí, tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

-Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông – Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản và các nước khác.

-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Chọn A

Câu 8

Câu 8.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức và hiểu biết của bản thân, ta ghép các ý ở cột A phù hợp với cột B như sau:

1 – C

2 – D

3 – B

4 - A, E

Câu 9

Câu 9.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức được học, ta sắp xếp các ý theo đúng diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ ba là: 2 => 4 => 1 => 5 => 3

Câu 10

Câu 10. Kể tên các vị vua và tướng lĩnh thời Trần tham gia kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) được nhân dân đặt tên cho đường phố hoặc trường học. Theo em, việc đặt tên như vậy cho thấy điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Đọc, xem thêm sách tham khảo, video, tài liệu liên quan.

Lời giải chi tiết:

- Các vị vua có công trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên được nhân dân đặt tên cho đường phổ hoặc trường học là: Trần Thái Tông, Trấn Thành Tông, Trần Nhân Tông.

- Các tướng lĩnh có công trong kháng chiến được nhân dẫn đặt tên cho đường phố hoặc trường học là: Trần Thủ Độ, Lê Tần, Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản,.. .

- Việc đặt tên như vậy là để vinh danh, ghi nhớ công ơn với người có công, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn",…

Câu 11

Câu 11.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 17 – SGK Lịch Sử 7

Đọc, xem thêm sách tham khảo, video, tài liệu liên quan.

Lời giải chi tiết:

- Đây là hình ảnh Quảng trường chiến thắng ở Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng).

- Tại quảng trường có ba tượng đài chiến thắng, tôn vinh các anh hùng dân tộc gắn với những chiến công trên dòng sông Bạch Đằng:

+ Ngô Quyền với chiến thắng quân Nam Hán (938).

+ Lê Đại Hành với chiến thắng quân Tổng (981).

+ Trần Hưng Đạo với chiến thắng quân Nguyên (1288).


Cùng chủ đề:

Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 ) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 16. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 17. Đặc điểm tự nhiên trung và Nam Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 18. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu vấn để khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A - Ma - Dôn SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều