Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 ) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Từ nào sau đây phản ánh đúng nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tông xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077)?
Câu 1
Câu 1. Từ nào sau đây phản ánh đúng nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tông xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077)?
A. Chủ động.
B. Đấu tranh.
C. Rút lui.
D. Phòng ngự.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tông xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077) đó chính là chủ động tiến công để tự vệ
Chọn A
Câu 2
Câu 2. Sớm phát hiện ý đồ xâm lược của nhà Tống, năm 1075 Lý Thường Kiệt có hành động nào sau đây để ứng phó?
A. Tổ chức cuộc tập trận lớn.
B. Cho quân mai phục ở biên giới.
C. Chủ động đàm phán.
D. Thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân”.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân” ( tiến công trước để chế ngự kẻ địch ). Ông nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quan đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.”
Chọn D
Câu 3
Câu 3. Nội dung nào sau đây là công tác chuẩn bị kháng chiến của nhà Lý sau khi hoàn thành phá huỷ các căn cứ, kho tàng quân sự trên đất Tống?
A. Nhờ sự giúp đỡ của quân Chăm-pa
B. Đóng cửa biên giới giữa hai nước.
C. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
D. Cử người sang nhà Tống giảng hoà.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Sau khi hoàn thành phá huỷ các căn cứ, kho tàng quân sự trên đất Tống, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Chọn C
Câu 4
Câu 4. Ý nào sau đây đánh giá không đúng vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077)?
A. Lên kế hoạch và tấn công vào đất Tổng để tự vệ.
B. Đảm nhận vai trò chỉ huy trong suốt cuộc kháng chiến.
C. Chủ trương kết thúc chiến tranh bằng giảng hoà.
D. Tổ chức phòng ngự trong suốt cuộc kháng chiến.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.
- Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.
- Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt.
Chọn D
Câu 5
Câu 5. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống để kết thúc cuộc chiến tranh năm 1077 đã
A. Giảm bớt được tổn thất cho cả hai nước.
B. Chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của phương Bắc.
C. Mở đầu thời kì độc lập tự chủ dài lâu của Đại Việt.
D. Buộc nhà Tống phải thừa nhận quốc hiệu Đại Cồ Việt.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống để kết thúc cuộc chiến tranh năm 1077 đã giảm bớt được tổn thất cho cả hai nước.
Chọn A
Câu 6
Câu 6. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý?
A. Sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt.
B. Quân Tống không quen với khí hậu, thời tiết.
C. Nhờ có sự giúp đỡ của quân đội Chăm-pa
D. Quận Tống không có sự chuẩn bị chu đáo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý đó là nhờ sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt.
Chọn A
Câu 7
Câu 7. Chọn các cụm từ cho sãn sau đây đặt vào chỗ chấm (...) để có những nội dung đúng về cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Lý: A. những vị trí chiến lược; B. chuẩn bị kháng chiến, C. sông Như Nguyệt; D. Đông Kinh.
1. Các địa phương khẩn trương ……….. (1).
2. Ở biên giới, các lực lượng quân mai phục tại ……... (2).
3. Tổ chức chặn đánh quân thuỷ ở vùng ………... (3).
4, Tổ chức chặn đánh quân bộ ở phòng tuyến ………. (4), phía bắc Thăng Long.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học, ta có thể điền các cụm từ cho sẵn vào chỗ trống như sau:
1, Chuẩn bị kháng chiến
2, Những vị trí chiến lược
3, Đông Kinh
4, Sông Như Nguyệt
Câu 8
Câu 8. Quan sát lược đồ 15:
Hãy:
a) Sắp xếp đúng thứ tự diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077).
1. Trên đường kéo quần vảo Thăng Long, quân Tống bị quân đội nhà Lý chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt.
2. Trong tình thế quân Tống khó khăn, bế tắc, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hòa. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
3. Tháng 1-1077, quân Tông vượt qua ải Nam Quan (Lạng Sơn), nhà Lý đem quân chặn đánh, cản bước tiến của địch.
4. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông Như Nguyệt đỉnh thẳng vào doanh trại địch, quân Tống thua to.
5. Cuối năm 1076, quân Tổng do Quách Quỷ và Triệu Tiết chỉ huy 10 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh, cùng 20 vạn dân phu tiến vào Đại Việt.
b) Khái quát những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077).
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 15 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
a, Từ kiến thức đã được học trong bài, ta có thể sắp xếo thứ tự diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý như sau: 5 => 3 => 1 => 4 => 2
b, Cuộc kháng chiến có nhiều nét độc đáo, thể hiện ở việc:
- Chủ động tiến công để tự vệ (năm 1075);
- Chủ động chuẩn bị kháng chiến, tiêu biểu là việc xây dựng phòng tuyển sông Như Nguyệt (năm 1076);
- Chủ động phản công quân Tống khi có thời cơ (đầu năm 1077);
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hoà (cuối mùa xuân năm 1077)