Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Cánh diều Chương 4. Châu Mỹ - SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều


Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều

Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

Câu 1

Câu 1. Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 2

Câu 2. Châu Mỹ nằm trải dài từ

A. cực Bắc đến cực Nam.

B. vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.

C. chí tuyến Bắc đến chỉ tuyển Nam.

D. vòng cực Bắc đến chí tuyến Nam.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 3

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là hệ quả địa lí của việc phát hiện ra châu Mỹ?

A. Làm cho thiên nhiên thay đổi.

B. Phát triển hàng hải quốc tế.

C. Tạo ra các cuộc di cư lớn.

D. Đem lại hiểu biết về những vùng đất mới.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 4

Câu 4. Hệ quả mang tính lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ là

A. tạo ra sự đa dạng về ngôn ngữ ở châu Mỹ.

B. thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.

C. làm thay đổi đặc điểm dân cư châu Mỹ.

D. nhở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 5

Câu 5. Hãy tìm hiểu và trình bày về một trong các chuyến đi của Cri-xtốp Cô-lôm-bô trong quá trình phát kiến ra châu Mỹ.

Lời giải chi tiết:

(*) Trình bày về cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô trong năm 1492 – 1493

- Vào ngày 3/8/1492, Cri-xtốp Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.

- Chuyến thám hiểm của C. Cô-lôm-bô dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.

- Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, C. Cô-lôm-bô đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được C. Cô-lôm-bô gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà C. Cô-lôm-bô khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.

- Tháng 3/1493, đoàn thuyền C. Cô-lôm-bô về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.


Cùng chủ đề:

Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 11. Vương quốc Cam – Pu - Chia SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 12. Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 12. Vương quốc Lào SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 ) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 ) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều