Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Cánh diều Chương 3. Châu Phi - SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều


Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều

Khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm phát triển là đặc điểm thiên nhiên của môi trường nào ở châu Phi?

Câu 1

Câu 1. Khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm phát triển là đặc điểm thiên nhiên của môi trường nào ở châu Phi?

A. Xích đạo ẩm.

B. Nhiệt đới.

C. Hoang mạc.

D. Địa trung hải.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 2

Câu 2. Môi trường nào ở châu Phi có cảnh quan xa-van điển hình?

A. Hoang mạc.

B. Nhiệt đới.

C. Địa trung hải.

D. Xích đạo ẩm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 3

Câu 3. Khí hậu khô hạn, lượng mưa ít, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường nào ở châu Phi?

A. Hoang mạc.

B. Nhiệt đới.

C. Địa trung hải.

D. Xích đạo ẩm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 4

Câu 4. Môi trường nào chỉ chiếm một dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam của châu Phi?

A. Hoang mạc.

B. Nhiệt đới.

C. Địa trung hải.

D. Xích đạo ẩm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 5

Câu 5. Hoàn thành bảng theo mẫu sau

Môi trường

Cách thức khai thác thiên nhiên

Xích đạo ẩm

Nhiệt đới

Hoang mạc

Địa trung hải

Lời giải chi tiết:

Môi trường

Cách thức khai thác thiên nhiên

Xích đạo ẩm

Hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu… và phát triển công nghiệp khai khoáng.

Nhiệt đới

- Ở phía bắc chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu; ở phía Nam và phía đông trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.

- Phát triển du lịch

- Khai thác, chế biến khoáng sản.

Hoang mạc

- Chăn nuôi du mục. Ở một số ốc đảo có thể trồng trọt. Một số nước đã đầu tư hệ thống tưới tiêu để cải tạo hoang mạc.

- Một số quốc gia đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

Địa trung hải

- Trồng các cây ăn quả cận nhiệt và cây lương thực

- Phát triển công nghiệp khai khoáng

Câu 6

Câu 6. Quan sát các hình sau

Hãy lựa chọn và trình bày về một trong các vấn đề khai thác thiên nhiên ở châu Phi được thể hiện trong hình.

Lời giải chi tiết:

(*) Giới thiệu về Vườn quốc gia Kruger

- Vườn quốc gia Kruger là khu bảo tồn quốc gia lớn nhất Nam Phi với diện tích lên tới gần 20.000 km vuông, trải dài từ bắc xuống nam và 60 km (40 dặm) ở bề rộng.

- Công viên quốc gia Kruger được chia thành 14 khu sinh thái khác nhau, mỗi khu hỗ trợ động vật hoang dã khác nhau. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật với số lượng vô cùng ấn tượng: 336 loài cây, 49 loài cá, 34 loài lưỡng cư, 114 loài bò sát, 507 loài chim và 147 loài động vật có vú.

- Hiện nay, Vườn quốc gia Kruger là điểm đến chính ở Nam Phi đối với nhiều khách du lịch quốc tế thu hút hơn nửa triệu du khách đăng ký mỗi năm.


Cùng chủ đề:

Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của Châu Á SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 9. Văn hoá Ấn Độ thời phong kiến SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 9. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Châu Phi SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 10. Khái quát lịch sử Đông Nam Á SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 10. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 11. Vương quốc Cam – Pu - Chia SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 12. Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 12. Vương quốc Lào SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 ) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều