Bài 9. Văn hoá Ấn Độ thời phong kiến SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Công trình nào sau đây không phải là thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến?
Câu 1
Câu 1. Công trình nào sau đây không phải là thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến?
A. Vạn Lí Trường Thành.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Lăng Hu-may-un.
D. Chùa hang A-gian-ta.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Vạn Lý Trường Thành là thành tựu, công trình văn hoá biểu tượng của nhân dân Trung Quốc
Chọn A
Câu 2
Câu 2. Loại chữ viết nào sau đây là cơ sở để người dân Ấn Độ sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác nhau?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ La Mã.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Phạn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Chữ Phạn có từ thời cổ đại đã đạt đến mức hoàn thiện, được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học. Chữ Phạn cũng trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ khác như: Hin-du,…
Chọn D
Câu 3
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm về văn học của Ấn Độ thời phong kiến?
A. Chỉ phát triển mạnh dưới thời Vương triều Gúp-ta và Vương triều Hồi giáo Đê-li.
B. Chịu ảnh hưởng lớn từ các loại hình văn học của châu Âu.
C. Chịu ảnh hưởng từ tôn giáo và có nhiều thể loại khác nhau.
D. Chỉ phát triển mạnh dưới thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức trong bài, ta biết được Văn học Ấn Độ thời phong kiến chịu ảnh hưởng của tôn giáo và có nhiều thể loại khác nhau như: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,…
Chọn C
Câu 4
Câu 4. Chùa hang A-gian-ta là công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo.
B. Giai-na giáo.
C. Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Chùa hang A-gian-ta là công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
Chọn A
Câu 5
Câu 5. Đặt các cụm từ cho sản sau đây vào chỗ chấm (...) để có nội dung đúng về thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến: A. Ca-li-đa-xa; B. chữ viết và văn học; C. tôn giáo; D. Mô-gôn; E. Sơ-cun-tơ-la.
1. Thành tựu văn hoá của Ấn Độ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như tôn giáo, ……. (1), kiến trúc và điêu khắc.
2. Thời Gúp-ta. …... (2) là ngôi sao sáng của sân khấu và văn học Ấn Độ, với hai tác phẩm bất hủ là khúc bi ca Sứ mẩy và vở kịch ………. (3).
3. Kiến trúc của Ấn Độ có nhiều loại hình như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng với các loại hình kiến trúc đều chịu ảnh hưởng của ………(4) Trong đó, lăng Ta-giơ Ma-han thời …….. (5) được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ".
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức được học trong bài, ta điền vào chỗ trống các từ cho sẵn lần lượt như sau:
1. Chữ viết và văn học 2. Ca-li-đa-xa |
3. Sơ-cun-tơ-la 4. Tôn giáo 5. Mô-gôn |
Câu 6
Câu 6.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Xem thêm tài liệu, sách tham khảo, video liên quan
Lời giải chi tiết:
Thời gian xây dựng: năm 1632 hoàn thành năm 1648
Đặc điểm nổi bật của công trình: Lăng dược xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên cao. Chính nhờ chất liệu đặc biệt này mà Taj Mahal có thể đổi màu tùy vào cường độ ánh sáng mặt trời, mỗi một khung giờ, lăng mộ lại có một màu sắc riêng, đặc biệt hơn cả là vào những đêm trăng sáng, Taj Mahal như một viên ngọc lấp lánh.
Giá trị: Công trình lịch sử này được coi là biểu tượng của tình yêu với câu chuyện bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz.