Bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 5, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4: Các nước láng giềng


Bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 1, em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về địa danh này.

Khởi động

Quan sát hình 1, em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về địa danh này.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 1 (SGK trang 67).

- Những hiểu biết của em về địa danh này.

Lời giải chi tiết:

- Phượng Hoàng Cổ Trấn là một địa điểm du lịch được rất nhiều người yêu thích khi nhắc đến du lịch Trung Quốc. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc dọc theo con sông Trường Giang

Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

- Xác định vị trí địa lí của Trung Quốc

- Nêu tên các quốc gia, biển tiếp giáp với phần đất liền Trung Quốc

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên (SGK trang 68, 69).

- Nêu ra vị trí địa lí của Trung Quốc, tên các quốc gia, biển tiếp giáp với phần đất liền Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí địa lí của Trung Quốc: Nằm ở phía đông thuộc khu vực Châu Á

- Phía bắc, tây, nam có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước như: Liên Bang Nga, Mông Cổ, Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Việt Nam,...

- Phía đông và đông nam tiếp giáp với một số biển lớn như Hoa Đông, Biển Đông,... và thông ra Thái Bình Dương.

Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên (SGK trang 68, 69).

- Nêu ra đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

- Địa hình rất đa dạng, cao ở phía tây và thấp dần phía đông

- Các đồng bằng ở hạ lưu sông rộng lớn và màu mỡ

- Phần lớn có khí hậu ôn đới với 4 mùa trong năm, các khu vực có khí hậu khác nhau

- Mạng lưới sông, hồ khá phát triển, cảnh quan đa dạng

Khám phá 3

Đọc thông tin, em hãy nêu đặc điểm cơ bản của dân cư Trung Quốc.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Đặc điểm dân cư (SGK trang 69).

- Nêu ra đặc điểm cơ bản của dân cư Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

- Trung Quốc là một trong những nước đông dân nhất thế giới với 56 dân tộc, dân tộc Hán chiếm đa số

- Tốc độ tăng dân số đang chậm, số người già đang tăng nhanh

- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông còn miền Tây dân cư thưa thớt, nhiều khu vực không có người ở

Khám phá 4

Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy:

- Kể tên và mô tả một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc

- Kể lại một số câu chuyện về các công trình tiêu biểu của Trung Quốc

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 3. Một số công trình tiêu biểu (SGK trang 70).

- Chỉ ra một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc, một số câu chuyện về các công trình tiêu biểu của Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

- Một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Cố cung Bắc Kinh,...

+ Vạn Lý Trường Thành: dài hàng chục nghìn ki-lô-mét, như một con rồng uốn lượn, chạy xuyên qua nhiều vùng đồi núi, thung lũng, các vực sâu, có đoạn vượt qua sông và lấn ra biển

+ Cố cung Bắc Kinh: được xây dựng trên một khu đất rộng hơn 700 000 m2. Các ngôi nhà có mái cong lượn thoai thoải, lợp ngói hoàng lưu li. Các bức tường, thân cột và cửa ra vào hầu hết được sơn màu đỏ

- Kể câu chuyện về Màng Mạnh Khương khóc đổ trường thành:

+ Vào thời Tần Thuỷ Hoàng, có một đôi vợ chồng vừa thành hôn không bao lâu thì người chồng đã bị bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành

+ Người vợ tên là Mạnh Khương, vì nhớ nhung và lo lắng khi không nhận được tin tức gì, nàng đã quyết định lên đường tìm chồng

+ Trải qua chặng đường hiểm nguy và gian khổ, cuối cùng nàng đã đến được trường thành. Tuy nhiên, nàng nghe tin chồng đã mất, thân xác bị vùi dưới chân của bức tường thành

+ Vì quá đau buồn, nàng đã khóc liên tục ba ngày ba đêm khiến cho trời đất cảm động, làm cho một đoạn trường thành bị sụp đổ, lộ ra bộ hài cốt của người chồng. Sau khi chôn cất chồng, nàng đã gieo mình xuống biển.

Luyện tập 1

Vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm tự nhiên và dân cư Trung Quốc

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1, 2. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên (SGK trang 68, 69) và đặc điểm dân cư (SGK trang 69).

- Vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm tự nhiên và dân cư Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Mô tả đặc điểm đặc trưng của Vạn Lý Trường Thành

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Đặc điểm dân cư (SGK trang 69).

- Mô tả đặc điểm đặc trưng của Vạn Lý Trường Thành.

Lời giải chi tiết:

- Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là bức tường dài vạn dặm, là công trình phòng ngự nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng từ thời cổ đại

- Trường thành dài hàng chục nghìn ki-lô-mét, đến nay còn lại khoảng 6 700 km

- Công trình không chỉ là những dãy tường dài kiên cố mà còn có nhiều hào sâu và nhỏ, nhiều đường rộng cho lưu thông, các trạm truyền tin, kho vũ khí,...

- Nhìn tổng thể, trường thành như một con rồng uốn lượn, chạy xuyên qua nhiều vùng đồi núi, thung lũng, các vực sâu, có đoạn vượt qua sông và lấn ra biển.

Vận dụng

Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Sưu tầm một số câu chuyện về công trình kiến trúc nổi bật của Trung Quốc.

2. Nếu được đi du lịch Trung Quốc, em sẽ tham quan địa điểm nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo trên mạng.

- Sưu tầm một số câu chuyện về công trình kiến trúc nổi bật của Trung Quốc hoặc nếu được đi du lịch Trung Quốc, em sẽ tham quan địa điểm nào? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

1. Câu chuyện liên quan Cố cung Bắc Kinh: có dấu ấn của một người Việt tên Nguyễn An

- Nguyễn An quê ở Hà Đông (Hà Nội) nổi tiếng về tài kiến trúc

- Khi nhà Minh sang đô hộ nước ta, chúng đã bắt nhiều thợ giỏi về Trung Quốc trong đó có Nguyễn An

- Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, tu sửa Cố cung

2. Nếu được đi du lịch Trung Quốc, em sẽ tham quan Cố cung Bắc Kinh. Vì nơi đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng tại Bắc Kinh, là nơi lưu giữ các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật quý giá. Khi vào Cố cung sẽ cảm nhận được một sự uy nghiêm và trang trọng, gắn liền với các dấu mốc lịch sử thời đại phong kiến ở Trung Quốc


Cùng chủ đề:

Bài 12: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 16: Đất nước đổi mới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 17: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 19: Vương quốc Cam - Pu - Chia - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 20: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 21: Các châu lục và đại dương trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo
Bài 22: Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Chân trời sáng tạo