Bài 18. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Xác định vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ. Nêu các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. 2. Phân tích vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay...
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 160 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 16.1, hình 18, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ.
- Nêu các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 16.1, hình 18 và đọc thông tin trong mục 1 (Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn).
Lời giải chi tiết:
- Vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ:
- Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
+ S: 5,5 triệu km 2 (rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới).
+ Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (60% diện tích).
+ Mức độ đa dạng sinh học rất cao:
Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, bên dưới là các cây gỗ lớn, cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt.
Thành phần loài động, thực vật hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng; hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.
- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn).
Lời giải chi tiết:
Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay:
* Hiện trạng và nguyên nhân
- Diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm (Năm 2016, mất khoảng 3,4 triệu ha rừng và năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng).
=> Nguyên nhân: Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện trong lưu vực sông.
- Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
- Cháy rừng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật của rừng.
* Giải pháp
Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với nhiều biện pháp:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Chứng minh rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng.
Phương pháp giải:
- Dựa vào kiến thức đã học về rừng A-ma-dôn kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách, báo,…
- Chú ý phân tích ý sau: “Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu”.
Lời giải chi tiết:
Rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng:
- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp 20% khí oxy cho toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất. Bên cạnh đó, rừng cũng hấp thụ một lượng đáng kể khí CO2 (khoảng gần 2 tỷ tấn/năm) – CO2 là khí gây hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên.
- Rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu. Rừng ảnh hưởng đến tốc độ gió, lượng mưa và sự hòa trộn của các hợp chất trong khí quyển.
- Rừng A-ma-dôn là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu với thành phần loài thực, động vật hết sức phong phú và đa dạng (hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật).
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy sưu tầm những thông tin về các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách, báo,...
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…