Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử 10, giải Sử 10 Chân trời sáng tạo Chương VI. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam?

? mục I.1

Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 119 SGK Lịch sử 10

Em có nhận xét gì về thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I.1 SGK.

B2: Xác định được

+ Việt Nam có 54 dân tộc.

+ Dân tộc Kinh chiếm đa số.

Lời giải chi tiết:

- Việt Nam là quốc gia đa dạng về tộc người, có tới 54 dân tộc phân bố trên cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.

- Dân tộc Kinh có số lượng đông nhất, chiếm tới 85,3% tổng dân số cả nước.

- Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số với nhiều nhóm nhỏ.

? mục I.2 Câu 1

Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 120 SGK Lịch sử 10

1. Em hãy xác định địa bàn phân bố chủ yếu cả các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I.2 SGK.

B2: Quan sát lược đồ Hình 19.1

Lời giải chi tiết:

- Cư dân ngữ hệ Nam Á

+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường sinh sống chủ yếu dọc theo các đồng bằng ven biển trải dài từ đồng bằng Sông Hồng vào đến đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ-me phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

- Ngữ hệ HMông – Dao sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận nhỏ ở khu vực Đông Bắc.

- Ngữ hệ Thái – Kadai:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.

+ Nhóm ngôn ngữ Kadai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng

- Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên.

- Ngữ hệ Hán – Tạng:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc.

+ Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam.

? mục I.2 Câu 2

2. Dựa vào hình 19.3 em hãy nêu nhận xét về số lượng các dân tộc theo ngữ hệ.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I.2 SGK.

B2: Quan sát hình 19.3 qua đó xác định được:

+ Mỗi ngữ hệ lại có những nhóm ngôn ngữ khác nhau

+ Mỗi nhóm ngôn ngữ lại có hệ thống các dân tộc riêng

Lời giải chi tiết:

- Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, H’Mông – Dao, Hán – Tạng, Thái – Kadai.

- Mỗi ngữ hệ lại có các nhóm ngôn ngữ khác nhau, trong đó dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm số lượng đông đảo.

- Các nhóm ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác chiếm số lượng ít, điều này chứng tỏ đại bộ phận dân tộc Việt thuộc ngữ hệ Nam Á trong đó nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm đại đa số.

? mục II.1

Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 123 SGK Lịch sử 10

1. Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (hoạt động sản xuất, ẩm thực, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại).

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II.1 SGK.

B2: Xác định được:

+ Hoạt động sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp.

+ Ẩm thực: lương thực chính là lúa ngô.

+ Trang phục: đa dạng

+ Nhà ở: đa dạng.

+ Phương tiện đi lại: phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt.

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Nội dung

Hoạt động sản xuất

- Canh tác trên ruộng nước, ruộng khô, nương rẫy; kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao)

- Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Sản xuất thủ công nghiệp, mua bán và trao đổi hàng hóa.

Ẩm thực

- Lương thực chính là lúa, ngô.

- Thức ăn chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp.

- Đồ uống đa dạng như rượu cần, rượu trắng cất từ gạo, ngô, sắn.

Trang phục

- Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hình thức hoa văn trang trí

- Trang phục của nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn

- Trang phục của nữ: váy, quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ.

- Đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai, vòng, dây chuyền,…

Nhà ở

- Nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường.

- Vật liệu làm nhà: gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa,…

- Nhà rông của người Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng ở Tây Nguyên.

Phương tiện đi lại

Phương tiện đa dạng

Ghe, thuyền, xe bò…

? mục II.2 Câu 1

Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 125 SGK Lịch sử 10

1. Điều kiện tự nhiên nơi cư trú ảnh hưởng đến đời sống vật chất của các dân tộc như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc mục II.1 SGK và xem lại câu trả lời cho câu hỏi trong mục II.1

Lời giải chi tiết:

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất của các dân tộc, nó góp phần quan trọng định hình nên văn hóa của từng vùng miền, dân tộc.

- Những dấu ấn rõ nhất của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống vật chất của các dân tộc được thể hiện trên các mặt như sản xuất, nhà ở, trang phục, ẩm thực, phương tiện.

- Nó góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc, làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc Việt Nam.

? mục II.2 Câu 2

2. Em hãy nhận xét về vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp trong đời sống của cộng động các dân tộc ở Việt Nam

Phương pháp giải:

Đọc mục II.1 trang 121 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Nông nghiệp và thủ công nghiệp là những ngành nghề kinh tế cơ bản của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nông nghiệp trồng lúa vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, hình thức canh tác nông nghiệp cũng có sự đa dạng trong các cộng đồng dân tộc.

- Những cánh đồng ruộng bậc thang tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Nghề thủ công nghiệp tương đối phát triển, phục vụ đời sống, sản xuất của người dân và trao đổi, mua bán, bảo tồn các giá trị truyền thống của các cộng đồng dân tộc.

- Mỗi dân tộc ở mỗi một vùng đều có những sản phẩm thủ công truyền thống riêng, chủ yếu vào các nghề như gốm sứ, rèn đúc, chạm khắc kim loại, nghề mộc, dệt, thêu, nhuộm, đan lát...

? mục II.2 Câu 3

3. Em hãy nêu những nét đặc trưng về trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Phương pháp giải:

Tham khảo Internet và sách báo tham khảo về một số trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc

Lời giải chi tiết:

- Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng, trong đó trang phục mang dấu ấn, hơi thở và là linh hồn của dân tộc. Tất cả tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, từ đó góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

- Nhìn chung, trang phục của các dân tộc rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc cũng như hình thức và hoa văn trang trí.

Luyện tập Câu 1

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 126 SGK Lịch sử 10

1. Trình bày những nét đặc trưng trong đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc

Phương pháp giải:

Đọc lại mục II SGK và xem lại câu trả lời cho câu hỏi mục II.1 trang 123 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được thể hiện rất sinh động trên các mặt như hoạt động sản xuất, nhà ở, trang phục, ẩm thực, phương tiện đi lại. Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình, có điều kiện tự nhiên khác nhau nên những yếu tố trên cũng mang những nét đặc trưng cho từng vùng miền.

- Đời sống tinh thần của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú này thể hiện rất rõ nét trong tín ngưỡng – tôn giáo, lễ hội, văn học, âm nhạc, ca múa, các trò chơi dân gian,…

Luyện tập Câu 2

2. Sự đa dạng trong đời sống tin thần của các dân tộc ở Việt Nam thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc mục II.2 trang 123 SGK

Lời giải chi tiết:

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh,…)

+ Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành.

- Phong tục, tập quán, lễ hội:

+ Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Lễ hội có một vai trò rất quan trọng, là dịp để con người gửi gắm những ước vọng của mình.

+ Thông qua các hoạt động lễ hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ. Lễ hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo.

- Các lĩnh vực khác:

+ Âm nhạc, văn học, dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian,…mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.

- Đời sống tinh thần cộng đồng các dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa rất đặc sắc, cần được mỗi công dân chung tay gìn giữ, phát huy và lưu truyền cho các thế hệ tương lai.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 126 SGK Lịch sử 10

1. Sưu tầm và trình bày về trang phục, phong tục, tập quán của một dân tộc (tự chọn)

Phương pháp giải:

Tham khảo Internet và sách báo tham khảo về một số trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc:

- Chọn trang phục của một dân tộc mà em thích

- Mô tả sắc phục, đặc điểm trang phục.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý giải

“Trang phục của người Thái ở Điện Biên”

Ai đã lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu. Ngay từ nhỏ, người con gái Thái được các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài yêu”, một loại thắt lưng bằng vải, để lớn lên các cô đều có thân hình “eo kíu manh po”, nghĩa là thắt đáy lưng ong (…) Chính vì vậy khi trưởng thành, các cô gái Thái đều uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ.  Áo cóm của người Thái đen có cổ cao còn áo của người Thái trắng thì cổ hình trái tim. Chiếc áo cóm của phụ nữ Thái trắng có 2 loại. Một loại ngắn tay dành cho người phụ nữ có tuổi, còn loại áo cộc dành cho thiếu nữ (…)

Vận dụng Câu 2

2. Hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về các dân tộc cư trú tại địa phương (nếu có) hoặc kể lại một trải nghiệm qua du lịch đến các địa phương có các dân tộc cư trú (ví dụ: học sinh có thể nói về phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, ca múa,…)

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế:

- Giới thiệu quê em ở đâu

- Lễ hội được tổ chức vào thời gian nào?

- Lễ hội có nét gì độc đáo

Lời giải chi tiết:

Gợi ý giải

“Lễ hội đua thuyền sông Đà”

- Khoảng mùng 8 đến mùng 10 tháng giêng, lễ hội đua thuyền trên sông sẽ được tổ chức tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Những vận động viên tham dự hội đua thuyền đều là cư dân sinh sống bên lưu vực sông Đà. (…)

- Lễ hội đua thuyền sông Đà đã có từ lâu đời. Đây là cơ hội để người dân các bản làng tụ tập, giao lưu với nhau sau một năm làm việc vất vả. Ngoài hoạt động chính là đua thuyền, trong dịp diễn ra lễ hội, người ta còn tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian và xen kẽ những lễ hội truyền thống khác (như lễ hội gội đầu năm mới). (…)


Cùng chủ đề:

Bài 14. Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - Trung đại SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Bài 15. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Bài 16. Văn minh Chăm - Pa SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 17. Văn minh Phù Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 18. Văn minh Đại Việt SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 20. Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Văn minh Ai cập cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ - Trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết khái quát một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - Trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo