Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ - Trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử 10, giải Sử 10 Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại

BÀI 8. VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ-TRUNG ĐẠI

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Ấn Độ nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa

- Phía bắc có dãy Himalaya. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và sông Hằng.

- Cư dân bản địa Ấn Độ sinh sống trên lưu vực sông Ấn, từ khoảng thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN. Được gọi là người Ha-ráp-pan.

- Các thời kì sau, người A-ri-a, người Đra-vi-đi-an, Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,… đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng, sự đa dạng tộc người.

2. Điều kiện kinh tế

- Nông nghiệp: kĩ thuật canh tác sử dụng cày, sức kéo, hệ thống thủy lợi. Cư dân biết trồng nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thủ công nghiệp: luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu.

- Giao thương phát triển, buôn bán khắp thị trường châu Á và phương Tây.

3. Tình hình chính trị-xã hội

- Thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ hình thành nhà nước, có trung tâm độ thị và thành lũy kiên cố.

- Từ thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN là thời kì Vê-đa.

- Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập.

- Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm lược Ấn Độ

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết và văn học

- Chữ viết: Chữ Bra-mi, chữ Phạn, Chữ Hin-đi

- Văn học:

+ Kinh Vê-đa, Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-a-na

+ Kịch thơ Sơ-cun-tơ-la (Ka-li-đa-sa)

2. Tôn giáo và triết học

Tôn giáo:

+ Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất Ấn Độ.

+ Hin- đu giáo ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo.

+ Đạo Phật xuất hiện theo thế kỉ VI TCN.

+ Các tôn giáo khác: Giai-nơ, đạo Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,… và nhiều tín ngưỡng khác.

Triết học: Quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm…

3. Nghệ thuật

* Kiến trúc

- Kiến trúc Phật giáo: đặc trưng tháo, chùa, trụ đá,… chùa hang A-gian-ta, cột trụ đá A-sô-ca…

- Kiến trúc Hin-đu giáo: đền tháp nhọn nhiều tầng, cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-hô…

- Kiến trúc Hồi giáo: tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-giơ Ma-han

* Điêu khắc: Tượng thần của Hin-đu giáo, bức phù điêu chạm trổ trên bức tường của chùa, đền, thánh đường, lăng mộ,…

4. Khoa học, kĩ thuật

Thiên văn học: Người Ấn Độ đã tạo ra lịch. Nhận thức được Trái Đất, Mặt Trăng có hình cầu, phân biệt được hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Toán học: Sáng chế ra 10 chữ số, tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; tính được diện tích các hình tiêu biểu…

Vật lí: thuyết nguyên tử, sức hút Trái Đất

Hóa học: nhuôm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh

Y học: thuốc têm thuốc mê, biết phẫu thuật, dùng thảo mộc trong chữa bệnh,…


Cùng chủ đề:

Bài 17. Văn minh Phù Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 18. Văn minh Đại Việt SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 19. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Bài 20. Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Văn minh Ai cập cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Văn minh Ấn Độ cổ - Trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết khái quát một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - Trung đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết tri thức lịch sử và cuộc sống - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo