Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A - Ma - Dôn SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 7, giải bài tập Địa Lí 7 Cánh Diều Chương 4: Châu Mỹ


Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều

Thu thập tư liệu và trình bày vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn.

Đề bài

Thu thập tư liệu và trình bày vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn.

Gợi ý:

1. Tìm hiểu khái quát chung về rừng A-ma-dôn (vị trí, diện tích, hệ sinh thái,...).

2. Tìm hiểu các hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn (khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, xây dựng thủy điện,...).

3. Tìm hiểu vấn đề bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nội dung chính của báo cáo:

- Khái quát về rừng A-ma-dôn.

- Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn.

- Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn.

- Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn.

Lời giải chi tiết

VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở RỪNG A-MA-DÔN

1. Khái quát về rừng A-ma-dôn

- Vị trí:

+ Nằm ở phía bắc của Nam Mỹ.

+ Tiếp giáp: phía bắc giáp sơn nguyên Guy-a-na, phía tây giáp dãy An-đét, phía nam giáp sơn nguyên Bra-xin và phía đông giáp Đại Tây Dương.

- Diện tích: khoảng 6 triệu km².

- Hệ sinh thái:

+ Phong phú và đa dạng nhất thế giới.

+ Thực vật: nhiều loài như nguyệt quế, cọ, keo, cao su, nhiều cây gỗ quý (gụ, tuyết tùng,...),...

+ Động vật (hơn 2 000 loài): nhiều loài động vật hoang dã gồm báo đốm, hươu đỏ,... nhiều loài động vật gặm nhấm và một số loại khỉ,...

2. Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn

- Khai thác khoáng sản: Trong khu vực rừng A-ma-dôn rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, đồng,...

=> Ngành khai thác mỏ phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp: Với diện tích rộng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Xây dựng thủy điện: do có các con sông lớn (sông A-ma-dôn, sông A-ra-goay-a,...) bắt nguồn từ các dãy núi và sơn nguyên cao đổ về phía Đại Tây Dương => thuận lợi để xây dựng các đập thủy điện lớn.

Ví dụ: Đập thủy điện Belo Montre dài 6 km với công suất 11 233 MW (đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới) sẽ cung cấp điện cho 23 triệu hộ gia đình trong khu vực và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương.

3. Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn

- Việc khai thác mỏ bất hợp pháp cũng đã kéo theo nạn phá rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác khoáng sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước.

- Rừng đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp do việc chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn cho gia súc.

- Chặt phá rừng khiến hơn 10 000 loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Việc xây dựng các đập thủy điện khiến môi trường sinh thái rừng A-ma-dôn bị phá hủy và nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa.

4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn

- Thiết lập các cơ sở để lực lượng chức năng có mặt thường trực quản lí hoạt động khai thác khoáng sản, tịch thu hàng hóa bất hợp pháp, kiểm soát các tuyến đường và bảo vệ rừng.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Giáo dục người dân cách làm nông và chăn nuôi bền vững.


Cùng chủ đề:

Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 17. Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400 - 1407) SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 18. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A - Ma - Dôn SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 20. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 21. Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô - Xtrây - Li - A SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 22. Châu Nam Cực SGK Địa lí 7 Cánh Diều