Bài 2: Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 kết nối tri thức, tập đọc lớp 4 Tuần 19: Sống để yêu thương


Bài 2: Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết. Chuẩn bị. Góp ý và chỉnh sửa.

Câu 1

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.

Câu 1:

Chuẩn bị.

- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai?

- Điều gì ở người đó làm em xúc động?

- Em có tình cảm, cảm xúc gì? Em đã thể hiện tình cảm, cảm xúc đó như thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.

- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.

- Em rất yêu mến và kính trọng bà.

- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.

Câu 2

Tìm ý:

Gợi ý:

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để tìm các ý cho đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.

Triển khai:

- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.

- Em rất yêu mến và kính trọng bà.

- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa

Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.

Câu 3

Góp ý và chỉnh sửa.

Gợi ý:

- Đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn.

+ Đoạn văn có đủ 3 phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) không?

+ Các chi tiết về người gần gũi, thân thiết có thực sự nổi bật không? Nên bổ sung hay lược bỏ chi tiết nào?

+ Các từ ngữ có thể hiện được tình cảm, cảm xúc không? Nên chỉnh sửa, bổ sung những từ ngữ nào?

- Sửa đoạn văn của em theo góp ý.

Phương pháp giải:

- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.

- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.

Lời giải chi tiết:

- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.

- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.


Cùng chủ đề:

Bài 1: Điều kì diệu trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Giúp bạn trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Nói và nghe: Tôi và bạn trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Thi nhạc trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Anh em sinh đôi trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Danh từ chung, danh từ riêng trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Hai thành phần chính của câu trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Ông Bụt đã đến trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống