Bài 3: Hai thành phần chính của câu trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 kết nối tri thức, tập đọc lớp 4 Tuần 20: Sống để yêu thương


Bài 3: Hai thành phần chính của câu trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần. Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau. Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1. Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.

Câu 1

Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

TT

Câu

Thành phần thứ nhất

Thành phần thứ hai

1

Mẫu: Ông Bụt đã cứu con.

Ông Bụt

đã cứu con.

2

Nắng mùa thu vàng óng.

Nắng mùa thu

vàng óng.

3

Nhành lan ấy rất đẹp.

Nhành lan ấy

rất đẹp.

4

Nhạc sĩ là người sáng tác nhạc.

Nhạc sĩ

là người sáng tác nhạc.

Câu 2

Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xếp thành phần thứ nhất của mỗi câu vào các nhóm:

b. Xếp thành phần thứ hai của mỗi câu vào các nhóm:

Phương pháp giải:

Em dựa vào kết quả bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 để suy nghĩ và xếp vào nhóm thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a.

- Người: Ông Bụt, Nhạc sĩ.

- Vật: Nhành lan ấy.

- Hiện tượng tự nhiên: Nắng mùa thu.

b.

- Hoạt động, trạng thái: đã cứu con.

- Đặc điểm: vàng óng, rất đẹp.

- Giới thiệu, nhận xét: là người sáng tác nhạc.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1.

M:

- Ai đã cứu con?

- Ông Bụt làm gì ?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Nắng mùa thu như thế nào ?

- Cái gì vàng óng?

- Nhành lan ấy như thế nào ?

- Cái gì rất đẹp?

- Ai là người sáng tác nhạc?

- Nhạc sĩ làm gì ?

Ghi nhớ

Câu thường gồm 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

- Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,... được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì...

- Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,...

Câu 4

Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.

a. Chú chim sơn ca ?

b. ? chìm vào giấc ngủ say.

c. Vườn hồng ?

d. ? nằm phơi nắng bên thềm.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Chú chim sơn ca đang hót líu lo trên cành .

b. Em bé đã chìm vào giấc ngủ say.

c. Vườn hồng đang khoe sắc thắm .

d. Con mèo đang nằm phơi nắng bên thềm.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Anh em sinh đôi trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Danh từ chung, danh từ riêng trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Hai thành phần chính của câu trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Ông Bụt đã đến trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 4: Quả ngọt cuối mùa trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống