Bài 22. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 4, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5. Tây Nguyên


Bài 22. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo

Quan sát các hình 1, 2, 3 và em hãy cho biết nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

Khởi động

Quan sát các hình 1, 2, 3 và em hãy cho biết nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết:

- Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên là: cồng chiêng.

Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy cho biết:

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào.

- Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết:

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc : Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

- Vai trò của cồng chiêng:

+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết:

- Mô tả lễ hội cồng chiêng:

+ Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Lễ hội Cồng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,...

+ Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Luyện tập

Vì sao nói Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên?

Lời giải chi tiết:

- Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên, vì:

+ Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Vận dụng

Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết:

bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Việc tổ chức và duy trì lễ hội cồng chiêng đã góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.


Cùng chủ đề:

Bài 17. Cố đô Huế - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 18: Phố cổ Hội An - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 19. Thiên nhiên vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 20. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 21. Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 22. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 23. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 24. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 25. Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 26: Thành phố Hồ Chí Minh - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 27. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo