Bài 24. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng (tiết 2) trang 68 Vở thực hành Toán 4
Tính bằng cách thuận tiện. a) 68+ 207 + 3 Tính giá trị của biểu thức (a + b) + c với a = 1 975, b = 1 991 và c = 2 025.
Câu 1
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 68+ 207 + 3
b) 25 + 159 + 75
c) 1 + 99 + 340
d) 372 + 290 + 10 + 28
Phương pháp giải:
Khi cộng tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba:
(a + b) + c = a + (b + c)
Lời giải chi tiết:
a) 68 + 207 + 3 = 68 + (207 + 3)
= 68 + 210 = 278
b) 25 + 159 + 75 = (25 + 75) + 159
= 100 + 159 = 259
c) 1 + 99 + 340 = 100 + 340 = 440
d) 372 + 290 + 10 + 28 = (372 + 28) + (290 + 10)
= 400 + 300 = 700
Câu 2
Tính giá trị của biểu thức (a + b) + c với a = 1 975, b = 1 991 và c = 2 025.
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số vào biểu thức
- Áp dụng tính chất kết hợp để nhóm hai số có tổng là số tròn nghìn với nhau:
(a + b) + c = a + (b + c)
Lời giải chi tiết:
Với a = 19 75, b = 1 991 và c = 2 025 thì:
(a + b) + c = (1 975 + 1 991) + 2 025
= (1 975 + 2 025) + 1 991
= 4 000 + 1 991
= 5 991
Câu 3
Hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 2 098 + 9 182 = 9 182 + ............
b) 818 + 847 + 222 = 818 + ...........+ 847
c) 198 + 288 + 333 = 333 + 288 + ...........
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
Lời giải chi tiết:
a) 2 098 + 9 182 = 9 182 + 2 098
b) 818 + 847 + 222 = 818 + 222 + 847
c) 198 + 288 + 333 = 333 + 288 + 198