Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 20, 21, 22 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 7, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 7 KNTT Chương VII. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở si


Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 20, 21, 22 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7

Từ kết quả thí nghiệm trong bảng dưới đây, em hãy nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt.

CH tr 20 26.1

Từ kết quả thí nghiệm trong bảng dưới đây, e m hãy nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt.

Phương pháp giải:

Từ bảng số liệu và rút ra nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt:

Hàm lượng nước trong hạt ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của hạt.

Hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng và ngược lại.

Vì nước trong hạt là dung môi cho các phản ứng xảy ra, hoạt hóa các enzyme thực hiện hô hấp.

CH tr 20 26.2

Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng?

Lời giải chi tiết:

Trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng để đất trồng được thoáng khí (giàu oxygen) giúp rễ cây hấp thụ được oxygen một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hô hấp. Nhờ đó, cây có thể sinh trưởng và phát triển được tốt hơn.

CH tr 20 26.3

Vì sao không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ kín?

Phương pháp giải:

Nhớ lại các sản phẩm của quang hợp, hô hấp.

Lời giải chi tiết:

Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì khi không có ánh sáng (ban đêm), hoa với cây xanh thường ngừng quang hợp (lấy carbon dioxide và thải oxygen), nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp tế bào (lấy oxygen và thải carbon dioxide).

Như vậy, nếu trong phòng ngủ đóng kín cửa (không khí không được đổi mới liên tục) thì không khí trong phòng sẽ dần bị cạn kiệt oxygen và tăng lượng carbon dioxide.

Điều này sẽ khiến cho người trong phòng thiếu dưỡng khí, dễ bị ngạt, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

CH tr 20 26.4

Theo em, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide như thế nào để có thể bảo quản được nông sản? Giải thích.

Phương pháp giải:

Các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide ảnh hưởng tới nông sản

Lời giải chi tiết:

Để bảo quản nông sản, cần điều chỉnh các yếu tố nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide để đưa cường độ hô hấp về mức tối thiểu:

  • Giảm hàm lượng nước trong tế bào xuống mức tối thiểu: Giảm hàm lượng nước trong tế bào sẽ không có nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
  • Giảm nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hoạt tính của các enzyme xúc tác cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
  • Tăng nồng độ khí carbon dioxide: Nồng độ khí CO2 từ 3% đến 5% sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào diễn ra.

CH tr 21 26.5

Kể tên một số biện pháp bảo quản nông sản mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp bảo quản nông sản:

  • Bảo quản lạnh: Bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh, bảo quản trong kho lạnh,…
  • Bảo quản khô: Sấy khô, phơi khô các loại hạt như lúa, ngô,…
  • Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: Bảo quản rau, quả trong các kho có điều kiện nồng độ khí carbon dioxide.
  • Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp (bảo quản bằng cách hút chân không thịt, cá,…

CH tr 21 26.6

Khi vào phòng kín có nồng độ carbon dioxide cao, em cần lưu ý điều gì?

Lời giải chi tiết:

Khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao, để tránh nguy hiểm, em cần lưu ý:

  • Đeo mặt nạ dưỡng khí (nếu có).
  • Nếu không có mặt nạ dưỡng khí thì không nên ở trong phòng đó quá lâu hoặc nếu có thể thì nên mở cửa phòng để thông khí.

CH tr 21 26.7

Theo em, c ó nên bảo quản rau, quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0 o C để kéo dài thời gian bảo quản hay không? Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Không nên bảo quản rau, quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0 oC để kéo dài thời gian bảo quản vì ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0 oC vì ở nhiệt độ đó, các tế bào bị phá vỡ cấu trúc, các enzyme bị bất hoạt dẫn đến các hoạt động trao đổi chất dừng lại. Tế bào chết và biểu hiện bên ngoài là nông sản bị nát và hỏng.

CH tr 21 26.8

Cho một số loại nông sản: hạt lúa, quả cà chua, rau muống, củ hành tây, hạt đỗ, bắp ngô tươi, hạt lạc, quả dưa chuột, rau cải bắp, củ khoai tây, quả cam . Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản và giải thích.

Lời giải chi tiết:

  • Lúa, hạt đỗ, hạt lạc nên bảo quản khô vì việc giảm lượng nước trong hạt nhằm hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • Quả cà chua, rau muống, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, rau cải bắp, quả cam nên bảo quản lạnh do biện pháp bảo quản lạnh vừa giúp những nông sản này giữ được hàm lượng nước cao vừa hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • Củ khoai tây, củ hành tây có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp hoặc những nơi ẩm để tránh hiện tượng mọc mầm.

CH tr 21 26.9

Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Hô hấp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ

(2) Hô hấp mạnh sẽ tạo ra nhiều chất hữu cơ

(3) Ngừng hô hấp thì tế bào chết và nông sản bị hỏng

(4) Đưa cường độ hô hấp về mức thấp nhất để bảo quản nông sản

(5) Điều chỉnh các yếu tố nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ để bảo quản nông sản.

A.2 B.3 C.4 D.5

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức hô hấp ở thực vật

Lời giải chi tiết:

(1) Sai. Hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ.

(2) Sai. Hô hấp mạnh sẽ phân giải nhiều chất hữu cơ.

(3) Đúng. Ngừng hô hấp thì tế bào không có năng lượng để thực hiện hoạt động sống khiến tế bào chết và nông sản bị hỏng.

(4) Đúng. Đưa cường độ hô hấp về mức thấp nhất thì sẽ hạn chế nhất được lượng chất hữu cơ bị phân hủy nên sẽ bảo quản nông sản.

(5) Đúng. Các yếu tố nước, nồng độ khí carbon dioxide, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ hô hấp tế bào nên điều chỉnh các yếu tố này sẽ bảo quản nông sản.

⇒ Ý đúng là 3,4,5

Chọn đáp án B

CH tr 22 26.10

Vào ngày 8/3, Liên và mẹ được tặng rất nhiều hoa đẹp. Liên chọn những bó hoa mình yêu thích và để trong phòng ngủ. Mẹ nhắc Liên “Tối đi ngủ, con hãy để bớt hoa ra ngoài và mở cửa nhé, không nên để hoa trong phòng kín”. Liên rất ngạc nhiên chưa hiểu được tại sao mẹ lại dặn như vậy. Em hãy giải thích cho Liên hiểu ý nghĩa của lời mẹ dặn

Phương pháp giải:

Nhớ lại quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Không nên để nhiều hoa trong phòng ngủ kín vì khi không có ánh sáng (ban đêm), hoa với cây xanh thường ngừng quang hợp (lấy carbon dioxide và thải oxygen), nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp tế bào (lấy oxygen và thải carbon dioxide).

Như vậy, nếu trong phòng ngủ đóng kín cửa (không khí không được đổi mới liên tục) thì không khí trong phòng sẽ dần bị cạn kiệt oxygen và tăng lượng carbon dioxide. Điều này sẽ khiến cho người trong phòng thiếu dưỡng khí, dễ bị ngạt, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

CH tr 22 26.11

Dựa trên hiểu biết về hô hấp, em hãy hoàn thành bảng dưới đây.

Lời giải chi tiết:

CH tr 22 26.12

Vì sao khi bảo quản hạt giống, người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản phơi khô?

A. Vì hạt sẽ có cường độ hô hấp cao

B. Vì hạt sẽ ngừng hô hấp.

C. Vì hạt khô vẫn duy trì được cường độ hô hấp tối thiểu, giúp đảm bảo hạt vẫn sống và có các khả năng nảy mầm.

D. Vì các vi sinh vật khó xâm nhập vào hạt khô

Phương pháp giải:

Nhớ lại định nghĩa và sản phẩm của hô hấp.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.


Cùng chủ đề:

Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng trang 5, 6, 7 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 22. Quang hợp ở thực vật trang 8, 9, 10 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp trang 11, 12, 13, 14 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh trang 15, 16, 17 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 25. Hô hấp tế bào trang 18, 19 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 20, 21, 22 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào trang 23, 24 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 25, 26, 27, 28 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 29, 30, 31, 32 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 33, 34, 35, 36 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 37, 38, 39, 40, 41 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7