Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 33, 34, 35, 36 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Quan sát hình dưới, mô tả con đường nước và chất khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của cây
CH tr 33 30.1
Quan sát hình dưới, mô tả con đường nước và chất khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của cây
Phương pháp giải:
Nắm được con đường đi từ đất vào mạch gỗ của cây của nước và chất khoáng
Lời giải chi tiết:
Con đường nước và chất khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của cây: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được lông hút của rễ hấp thụ, sau đó, nước được vận chuyển đi qua vỏ rễ rồi vào mạch gỗ và tiếp tục vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.
Nước + Chất khoáng hòa tan → Lông hút → Vỏ rễ → Mạch gỗ
CH tr 30 30.2
Quan sát hình dưới, hoàn thành bảng sau :
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và dựa vào kiến thức đã học của quá trình vận chuyển của mạch gỗ và mạch rây.
Lời giải chi tiết:
CH tr 34 30.3
Quan sát hình dưới, mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng và cho biết độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào.
Phương pháp giải:
Nhớ kiến thức về cấu tạo của khí khổng và giải thích được độ mở của khí khổng
Lời giải chi tiết:
Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
- Khi tế bào khí khổng trương nước, thành mỏng căng ra khiến thành dày căng theo, làm khe khí khổng mở rộng → Hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
- Khi tế bào khí khổng mất nước, thành mỏng và thành dày sẽ xẹp xuống, khe khí khổng đóng lại (không đóng hoàn toàn) → Hơi nước thoát ra hạn chế.
Quá trình thoát hơi nước ở lá cây phụ thuộc chủ yếu vào: ánh sáng, hàm lượng nước, độ ẩm không khí, chế độ gió,…
CH tr 34 30.4
Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường.
Phương pháp giải:
Nhớ lại vai trò của thoát hơi nước với thực vật và môi trường
Lời giải chi tiết:
Đối với thực vật:
- thoát hơi nước có vai trò là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
- đóng vai trò như lực kéo giúp vận chuyển dòng nước và các chất khoáng trong thân
- tạo điều kiện cho khí CO2 đi vào bên trong tế bào lá
- cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 ra ngoài không khí
- giúp hạ nhiệt độ của lá, bảo vệ lá cây vào những ngày nắng nóng.
Đối với môi trường:
- thoát hơi nước có vai trò tạo điều kiện để cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí
- giúp điều hòa nhiệt độ của môi trường (làm dịu mát nhiệt độ môi trường)
- hơi nước thoát ra đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
CH tr 35 30.5
Tại sao vào những ngày hè nắng, nóng, khi đứng dưới bóng cây chúng ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu?
Phương pháp giải:
Ở thực vật, quá trình thoát hơi nước diễn ra qua khí khổng
Lời giải chi tiết:
Vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu vì cây thoát hơi nước ra ngoài không khí làm hạ nhiệt độ không khí, ngoài ra, cây quang hợp tạo ra khí oxygen giúp quá trình hô hấp của chúng ta thuận lợi hơn.
CH tr 35 30.6
Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Phương pháp giải:
Nhớ và nêu lại được các yếu tố ảnh hưởng tới trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật: đặc điểm của đất trồng (độ tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng chất dinh dưỡng, độ ẩm đất,…), ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí,…
CH tr 35 30.7
Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?
Phương pháp giải:
Cần biết được một số kĩ thuật giúp cây sinh trưởng nhanh hơn
Lời giải chi tiết:
Trước khi trồng cây, gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót để giúp đất thoáng khí, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây.
CH tr 35 30.8
Vì sao khi di chuyển cây trồng đi nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá?
Phương pháp giải:
Quá trình thoát hơi nước ở lá vẫn diễn ra khi di chuyển cây trồng đi nơi khác, chính vì thế, cần phải cắt bớt cành, lá.
Lời giải chi tiết:
Khi di chuyển cây trồng đi nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành lá nhằm hạn chế sự thoát hơi nước quá mạnh ở lá trong khi rễ cây bị đứt gãy, chưa thể hấp thu được nước ngay. Điều này đảm bảo cân bằng về lượng nước rễ hút vào và lá thoát ra, giúp rễ có thời gian phục hồi và phát triển.
CH tr 35 30.9
Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây?
Phương pháp giải:
Nắm được thời điểm cung cấp nước cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất
Lời giải chi tiết:
Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cây mất nhiều nước do quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh. Bởi vậy, cần tưới nước nhiều cho cây vào những ngày thời tiết như vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thu được nhiều nước bù đắp lượng nước đã mất.
CH tr 36 30.10
Quan sát hình dưới và cho biết việc vun xới đất có tác dụng gì đối với cây trồng
Phương pháp giải:
Trong nông nghiệp, cần phải vun xới đất có nhiều tác dụng đối với cây trồng
Lời giải chi tiết:
Đối với cây trồng, việc vun xới đất có tác dụng thêm đất màu vào gốc cây, làm tăng thêm độ thoáng khí để giúp cung cấp chất dinh dưỡng, oxygen cho cây đồng thời giúp cây đứng vững hơn.
CH tr 36 30.11
Quan sát hình dưới và cho biết việc bón phân bổ sung có tác dụng gì đối với cây trồng
Phương pháp giải:
Việc bón phân hợp lý giúp cây sinh trưởng tươi tốt
Lời giải chi tiết:
Đối với cây trồng, việc bón phân bổ sung có tác dụng tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cây dễ dàng hấp thụ được chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Nhờ đó, cây trồng sẽ tươi tốt, khỏe mạnh; tăng năng suất và chất lượng nông sản.
CH tr 36 30.12
Vì sao các cây khác nhau có chế độ tưới nước và bón phân khác nhau?
Phương pháp giải:
Hiểu được mỗi cây có sự phát triển khác nhau nên chế độ tưới nước và bón phân khác nhau
Lời giải chi tiết:
Các cây khác nhau cần có chế độ tưới nước và bón phân khác nhau vì nhu cầu nước và chất dinh dưỡng khác nhau ở từng loài, từng giai đoạn phát triển đồng thời thiếu hay thừa nước, chất dinh dưỡng đều sẽ làm cho cây sinh trưởng và phát triển không bình thường.