Bài 35. Thực hành cảm ứng ở thực vật trang 51, 52, 53 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 7, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 7 KNTT Chương VIII. Cảm ứng ở sinh vật


Bài 35. Thực hành cảm ứng ở thực vật trang 51, 52, 53 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng minh tính hướng nước và tính hướng sáng của cây

CH tr 51 35.1

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng minh tính hướng nước và tính hướng sáng của cây

Phương pháp giải:

Nhớ lại tính hướng nước và tính hướng sáng của cây

Lời giải chi tiết:

CH tr 51 35.2

Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây

Phương pháp giải:

Nhớ lại tính hướng tiếp xúc của cây

Lời giải chi tiết:

CH tr 51 35.3

Hoàn thành bảng ghi kết quả quan sát một số tập tính ở động vật

Phương pháp giải:

Nhớ lại lý thuyết tập tính ở một số động vật

Lời giải chi tiết:

CH tr 52 35.4

Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây.

- Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước

- Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng

- Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc

Phương pháp giải:

Nhớ lại kết quả của thí nghiệm và giải thích

Lời giải chi tiết:

  • Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước: Ở thí nghiệm tính hướng nước, rễ cây có xu hướng hướng về phía nguồn nước: Ở chậu đối chứng, nước phân bố đều nên rễ cây mọc thẳng hướng xuống dưới; ở chậu thí nghiệm, nước phân bố lệch về phía có chậu nước nên rễ cây mọc lệch về phía đó nhằm tìm kiếm nguồn nước dễ dàng hơn. Từ đó, có thể kết luận: Rễ cây có tính hướng nước.
  • Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng: Ở thí nghiệm tính hướng sáng, ở hộp khoét lỗ phía trên, ánh sáng phân bố đều từ trên xuống dưới nên ngọn cây mọc thẳng; ở hộp khoét lỗ phía bên cạnh, ánh sáng lệch về một phía nên ngọn cây cũng mọc lệch về phía có nhiều ánh sáng. Từ đó, có thể kết luận: Ngọn cây có tính hướng sáng.
  • Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc : Các loài cây thân leo như cây nho, cây mướp, cây bầu, cây hoa giấy,… sẽ bám và leo lên giá thể (nếu có). Từ đó, có thể kết luận: Một số cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.

CH tr 52 35.5

Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?

Phương pháp giải:

Nhớ lại đặc điểm tính hướng nước của cây

Lời giải chi tiết:

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây để nước không ngấm ra toàn bộ chậu trồng cây mà chỉ chảy từ từ ở một phía, như vậy mới xác định được sự phát triển của rễ cây hướng đến nguồn nước.

CH tr 52 35.6

Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích

Phương pháp giải:

Do cây có tính hướng sáng nên dù có xoay chậu về hướng nào thì cây cũng luôn vươn về phía có ánh sáng

Lời giải chi tiết:

Ngọn cây phát triển vươn về phía có ánh sáng nên khi ta xoay chậu về phía nào thì cây vẫn vươn về phía có ánh sáng. Trong thí nghiệm trên, nếu tốc độ xoay chậu đủ nhanh (mỗi ngày) thì sẽ thấy ngọn cây mọc thẳng do tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng như nhau.

CH tr 53 35.7

Rễ cây có phản ứng mọc hướng tới các chất dinh dưỡng và tránh xa các hóa chất độc hại trong đất. Loại phản ứng này được gọi là tính hướng hóa. Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng hóa của cây

Phương pháp giải:

Nhớ lại lý thuyết về hướng hóa của cây

Lời giải chi tiết:

Thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng hóa của cây:

Bước 1: Chuẩn bị 3 chậu đất/ cát giống nhau (nếu sử dụng đất, cần lấy đất tơi xốp, nhiều mùn để khi nhổ cây quan sát không bị đứt rễ); 1 túi nhỏ NPK được châm thủng nhiều lỗ; 1 túi nhỏ đựng bông tẩm dung dịch HCl loãng được châm thủng nhiều lỗ.

Bước 2: Gieo hạt đỗ vào chính giữa 3 chậu, tưới đủ nước.

Bước 3: Đến khi cây đậu trong mỗi chậu có từ 3 đến 5 lá thì bố trí như sau:

  • Chậu 1: Giữ nguyên.
  • Chậu 2: Đặt túi chứa NPK vào phía bên phải của đáy chậu, đặt túi chứa bông tẩm HCl loãng vào phía bên trái của đáy chậu.
  • Chậu 3: Đặt túi chứa NPK vào phía bên trái của đáy chậu, đặt túi chứa bông tẩm HCl loãng vào phía bên phải của đáy chậu.

Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày, nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây

CH tr 53 35.8

Giả sử, em chỉ có một chậu cây cảnh nhỏ và bình tưới nước. Em hãy nêu cách bố trí thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây đơn giản nhất có thể mà không cần sử dụng thêm bất kì dụng cụ nào nữa.

Phương pháp giải:

Nhớ lại tính hướng sáng của cây và nêu thí nghiệm

Lời giải chi tiết:

Ta đặt chậu cây cảnh ngay cạnh cửa sổ sao cho chỉ có hướng sáng từ phía cửa sổ chiếu tới từ một phía và cung cấp đầy đủ nước cho cây.


Cùng chủ đề:

Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 33, 34, 35, 36 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 37, 38, 39, 40, 41 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 42, 43 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật trang 44, 45, 46, 47 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn trang 48, 49, 50 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 35. Thực hành cảm ứng ở thực vật trang 51, 52, 53 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 36. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trang 54, 55, 56 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 37. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào thực tiễn trang 57, 58, 59, 60 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 61 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 62, 63, 64 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Bài 40. Sinh sản hữu tính ở thực vật trang 65, 66, 67, 68 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7