Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SGK Địa lí 12 Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
? mục I
Câu hỏi mục I trang 149 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 149.
Lời giải chi tiết:
- Các vùng kinh tế trọng điểm gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có ranh giới cụ thể và có thể thay đổi tuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từng thời kì của đất nước.
- Mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp đặc biệt so với các vùng địa lí khác.
- Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển các ngành mới, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao.
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và FDI, làm nền tảng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế cả nước.
? mục II
Câu hỏi mục II trang 150 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 150.
Lời giải chi tiết:
Vùng |
Quá trình hình thành và phát triển |
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ |
- Được thành lập năm 1997, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh là Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. - Năm 2004, vùng được bổ sung thêm 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Như vậy, hiện nay vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung |
- Được thành lập năm 1997, bao gồm: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. - Năm 2004, vùng được bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Như vậy, hiện nay vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
- Được thành lập năm 1998, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh là Đồng Nai, Bình Dương. Bà Rịa Vũng Tàu. - Năm 2003, vùng được bổ sung thêm 3 tỉnh là: Bình Phước, Tây Ninh và Long An. - Năm 2009, vùng được bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang. Như vậy, hiện nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Được thành lập năm 2009, bao gồm: thành phố Cần Thơ và các tỉnh là An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. |
? mục III 1
Câu hỏi mục 1 trang 153 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 150 – 153.
Lời giải chi tiết:
Nguồn lực |
Thực trạng |
- Diện tích tự nhiên 15,8 nghìn km 2 , dân số 17,6 triệu người, mật độ dân số 1119 người/km 2 . - Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước. - Vùng biển giàu tiềm năng, cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc → xây dựng cảng nước sâu, dịch vụ cảng biển. - Nhiều khoáng sản: than đá (chiếm 98% trữ lượng cả nước), than nâu, đá vôi, cao lanh,… - Tài nguyên du lịch, nhiều đảo, bãi biển, danh thắng nổi tiếng. - Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và tương đối đồng bộ. Đủ loại hình giao thông vận tải. |
- Đóng góp lớn vào GRDP cả nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, lan tỏa, liên kết chặt chẽ với địa phương khác. - Cơ cấu kinh tế hiện đại, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đó là công nghiệp, xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp, xu hướng giảm. - Ngành công nghiệp chủ đạo: sản xuất sản phẩm điện tử, tin học, chế tạo ô tô; chế biến thực phẩm, đồ uống; dệt, may và giày dép; khai thác than;… - Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh nhờ khai thác lợi thế tài nguyên, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hoạt động của các khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển. - Cửa ngõ giao thương của khu vực phía Bắc, đóng góp lớn vào trị giá xuất khẩu của cả nước, địa bàn có du lịch phát triển. |
Định hướng Tiếp tục giữ vai trò đầu tàu cả nước với định hướng tập trung vào xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ dịch vụ công nghệ cao; tài chính ngân hàng;.. |
? mục III 2
Câu hỏi mục 2 trang 154 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 153 – 154.
Lời giải chi tiết:
Nguồn lực |
Thực trạng |
- Nằm trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, diện tích 28 nghìn km 2 , dân số trên 6,6 triệu người, mật độ dân số 236 người/ km 2 . - Vị trí chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, trung độ trên các trục giao thông B-N, mặt tiền hướng ra biển → ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế B-N, Đ-T, quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, Lào và Cam-pu-chia, xa hơn là với Thái Lan, Mi-an-ma,… nối liền với tuyến đường biển quốc tế. TP. Đà Nẵng là cực tăng trưởng của vùng. - Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo (quần đảo Hoàng Sa); nhiều vũng vịnh, đầm phá với tài nguyên biển phong phú → phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Nguồn lao động dồi dào (gần 53% dân số), tỉ lệ lao động qua đào tạo khá cao, nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều di tích quốc gia, các bãi biển, cảnh quan đẹp → phát triển du lịch. - Là trung tâm khoa học – công nghệ, giáo dục, đào tạo của cả vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; cơ sở hạ tầng đa dạng với đủ loại hình được nâng cấp, có 2 cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài), các cảng hàng không nội địa và cảng biển đầu mối khu vực. |
- GRDP của vùng đóng góp khoảng 5,3 % cả nước (2021). - Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ phát triển nhờ khai thác lợi thế với dịch vụ cảng biển và du lịch; tỉ trọng công nghiệp tăng lên với các ngành chủ yếu là chế biến, sản xuất thực phẩm; giày, dép và dệt, may; cơ khí ô tô, lọc hoá dầu... kinh tế thuỷ sản (chủ yếu là khai thác). |
Định hướng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung định hướng phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hoá dầu,... |
? mục III 3
Câu hỏi mục 3 trang 156 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 154 – 156.
Lời giải chi tiết:
Nguồn lực |
Thực trạng |
- Diện tích tự nhiên khoảng 30,6 nghìn km 2 , dân số trên 21,8 triệu người, mật độ dân số 712 người/ km 2 . - Vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Có TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ; khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước. Tập trung trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, ngư trường lớn; điều kiện khí hậu và đất trồng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. - Vùng tập trung đông dân số, nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn và cách thức tổ chức sản xuất cao, hệ thống đô thị phát triển và tỉ lệ đô thị hóa cao (58,4%), nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học. - Được đầu tư về cơ sở hạ tầng với đủ loại hình: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không (cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất), cảng biển tổng hợp quốc gia Bà Rịa – Vũng Tàu → phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, mở rộng kinh tế liên vùng và quốc tế. |
- Vùng có tiềm lực kinh tế lớn nhất, năng động nhất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. GRDP của vùng đóng góp khoảng 33,3 % cả nước (2021). -Vùng có cơ cấu GRDP hiện đại, tương đồng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Các ngành kinh tế chủ chốt: dịch vụ cảng biển, du lịch, công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống, trồng cây công nghiệp lâu năm. - Vùng đứng đầu về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng vốn đăng kí. - Vùng có nguồn thu ngoại tệ từ trị giá xuất khẩu lớn nhất cả nước. |
Định hướng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung vào các ngành công nghệ cao sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện từ phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác, chế biến dầu khí, dịch vụ cảng biển, du lịch biển, đảo); kinh tế số; tài chính, ngân hàng.... |
? mục III 4
Câu hỏi mục 4 trang 157 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 156 – 157.
Lời giải chi tiết:
Nguồn lực |
Thực trạng |
- Nằm ở phía nam của nước ta, có diện tích tự nhiên khoảng 16,6 nghìn km 2 , dân số của vùng là gần 6,1 triệu người, mật độ dân số là 365 người/km 2 . - Vị trí địa lí chính trị, an ninh quốc phòng và giao thương thuận lợi với các địa bàn lân cận, với các nước Cam-pu-chia và Thái Lan. - Tài nguyên biển phong phú, đường bờ biển khá dài, vùng biển rộng (gồm cả ở Biển Đông và vịnh Thái Lan) với nhiều đảo, có đảo Phú Quốc lớn nhất cả nước và là thành phố đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang. - Quỹ đất nông nghiệp lớn, nguồn nước ngọt dồi dào và sự đa dạng, đặc trưng của hệ thực, động vật trong các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn tự nhiên. - Tiềm năng dầu khí, đá vôi,.. - Nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm trồng lúa, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. - Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, chủ yếu là đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không; có cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc) và cảng hàng không nội địa (Rạch Giá, Cà Mau); cảng biển đầu mối Cần Thơ,... |
- Vùng chưa thật sự phát triển so với tiềm năng, do xuất phát điểm thấp và được thành lập muộn hơn so với các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. - Năm 2021, GRDP của vùng đóng góp 4,1% cả nước; tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khá cao; đứng đầu về diện tích lúa và sản lượng lúa (chiếm 23,0 % diện tích lúa và 24,0% sản lượng lúa cả nước); khai thác và chế biến thuỷ sản (chiếm 25,2% sản lượng thuỷ sản cả nước). - Lúa gạo và thuỷ sản là hai mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của vùng. |
Định hướng Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả cao; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và thuỷ sản,... |
Luyện tập 1
Câu hỏi 1 trang 157 SGK Địa lí 12, Cánh diều
Lựa chọn một trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào số liệu trong bài, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GRDP năm 2021. Nhận xét và giải thích.
Phương pháp giải:
Vẽ và nhận xét biểu đồ.
Lời giải chi tiết:
VD: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
*Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2021
*Nhận xét: Nhìn chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ cấu GRDP năm 2021 khá hiện đại với tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng cao, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thấp hơn, cụ thể:
- Cao nhất là tỉ trọng ngành dịch vụ, chiếm 41,3%.
- Đứng thứ 2 là ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm tỉ trọng 31,3%.
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp hơn với 15,1%.
*Giải thích:
- Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ phát triển nhờ khai thác lợi thế với dịch vụ cảng biển và du lịch; tỉ trọng công nghiệp tăng lên với các ngành chủ yếu là chế biến, sản xuất thực phẩm; giày, dép và dệt, may; cơ khí ô tô, lọc hoá dầu... kinh tế thuỷ sản (chủ yếu là khai thác).
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung định hướng phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hoá dầu,...
- Nông nghiệp kém phát triển hơn do dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và ít màu mỡ.
Luyện tập 2
Câu hỏi 2 trang 157 SGK Địa lí 12, Cánh diều
VD: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
*Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2021
*Nhận xét: Nhìn chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ cấu GRDP năm 2021 khá hiện đại với tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng cao, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thấp hơn, cụ thể:
- Cao nhất là tỉ trọng ngành dịch vụ, chiếm 41,3%.
- Đứng thứ 2 là ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm tỉ trọng 31,3%.
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp hơn với 15,1%.
*Giải thích:
- Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ phát triển nhờ khai thác lợi thế với dịch vụ cảng biển và du lịch; tỉ trọng công nghiệp tăng lên với các ngành chủ yếu là chế biến, sản xuất thực phẩm; giày, dép và dệt, may; cơ khí ô tô, lọc hoá dầu... kinh tế thuỷ sản (chủ yếu là khai thác).
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung định hướng phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hoá dầu,...
- Nông nghiệp kém phát triển hơn do dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và ít màu mỡ.
Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm hoặc một hoạt động kinh tế nổi bật của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
VD: Lọc hóa dầu Dung Quất - vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) có địa điểm xây dựng tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công suất hoạt động khoảng 6.5 triệu tấn dầu thô/năm. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được bàn giao và vận hành thương mại từ 30/5/2010. Việc xây dựng thành công và đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho khu vực miền trung và Việt Nam. Kể từ khi đi vào hoạt động đến cuối năm 2022, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất hơn 83,76 triệu tấn sản phẩm, tạo ra doanh thu hơn 1.426 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 203,85 nghìn tỷ đồng và lũy kế lợi nhuận sau thuế khoảng 42,65 nghìn tỷ đồng. Không chỉ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền trung, Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn là nhân tố, động lực quan trọng để thu hút nhiều dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.