Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 8, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 8 KNTT Chương VI. Nhiệt


Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8

Hoàn thành báo cáo thực hành: Đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter

27.1

Hoàn thành báo cáo thực hành: Đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter

1. Mục đích thí nghiệm

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 27.1. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 1 (với khối lượng nước m 1 = … kg)

Lần đo

t (°C)

Năng lượng nhiệt (J)

Bắt đầu đo

Tăng 3°C

Tăng 6°C

Tăng 9°C

Bảng 27.2. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 2 (với khối lượng nước m 2 = … kg)

Lần đo

t (°C)

Năng lượng nhiệt (J)

Bắt đầu đo

Tăng 3°C

Tăng 6°C

Tăng 9°C

Từ kết quả thí nghiệm, nhận xét về năng lượng nhiệt cần thiết để đun nóng nước

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm

Lời giải chi tiết:

Hoàn thành báo cáo thực hành: Đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter

1. Mục đích thí nghiệm

- Đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm

- Bình nhiệt lượng kế (1) có dây đốt, que khuấy

- Nhiệt kế (2)

- Dụng cụ đo năng lượng điện do nguồn điện cung cấp: Joulemeter (3)

- Nguồn điện 12V (4)

- Bốn dây nối (5)

- Một lượng nước sạch

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành

- Đổ một lượng nước xác định vào bình nhiệt lượng kế sao cho nước ngập dây đốt và đầu đo của nhiệt kế

- Bố trí thí nghiệm như hình 27.2. Lưu ý mắc chính xác hai dây từ nguồn điện vào Joulemeter và hai dây nối từ Joulemeter vào dây đốt bên trong bình nhiệt lượng kế

- Lựa chọn cài đặt trên Joulemeter đại lượng cần đo là năng lượng

- Khuấy liên tục nước trong bình và đọc giá trị nhiệt độ ban đầu t 0 của nước

- Bật công tắc nguồn điện để nguồn hoạt động, đồng thời khuấy nhẹ nước trong bình đến khi nhiệt độ tăng 3℃ so với giá trị ban đầu, đọc giá trị năng lượng điện trên Joulemeter và ghi vào vở theo mẫu bảng số liệu trong báo cáo thực hành

- Tiếp tục khuấy nước trong nhiệt lượng kế và đọc giá trị trên Joukemeter khi nước trong bình tăng nhiệt độ lần lượ là 6℃, 9℃ so với nhiệt độ ban đầu và ghi vào vở theo mẫu bảng số liệu trong báo cáo thực hành

- Tắt công tắc nguồn điện

Lặp lại thí nghiệm với lượng nước trong bình nhiều hơn lượng nước trong thí nghiệm lần 1

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 27.1. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 1 (với khối lượng nước m 1 = … kg)

Lần đo

t (°C)

Năng lượng nhiệt (J)

Bắt đầu đo

Tăng 3°C

Tăng 6°C

Tăng 9°C

Bảng 27.2. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 2 (với khối lượng nước m 2 = … kg)

Lần đo

t (°C)

Năng lượng nhiệt (J)

Bắt đầu đo

Tăng 3°C

Tăng 6°C

Tăng 9°C

Từ kết quả thí nghiêm, ta thấy lượng nước đun càng nhiều thì năng lượng nhiệt cần thiết để đun nước càng lớn

27.2

Có thể ước tính năng lượng nhiệt cần thiết để đun lượng nước trong nhiệt lượng kế tới sôi ở 100 o C được không? Giải thích câu trả lời của em

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về năng lượng nhiệt

Lời giải chi tiết:

Ước tính năng lượng nhiệt cần thiết để đun lượng nước trong nhiệt lượng kế tới sôi ở 100 o C được nếu ta biết nhiệt độ ban đầu của nước. Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: Q = mc (t 2 – t 2 )

27.3

Có bốn bình A, B, C, D chứa nước ở cùng một nhiệt độ. Dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun nước như hình bên, người ta thấy nhiệt độ của các bình trở nên khác nhau

1. Nhiệt độ bình nào cao nhất

A. Bình A

B. Bình B

C. Bình C

D. Bình D

2. Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ở các bình khác nhau?

A. Thời gian đun

B. Nhiệt lượng từng bình nhận được

C. Lượng nước chưa trong từng bình

D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về năng lượng nhiệt

Lời giải chi tiết:

1. Đáp án: B

Do nước ở bình B là ít nhất nên nhiệt độ ở bình B là cao nhất

2. Đáp án: C

27.4

Em hãy tính năng lượng nhiệt cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 2 lít nước từ 25°C lên 70°C

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về năng lượng nhiệt

Lời giải chi tiết:

Q = mc (t 2 – t 2 ) = 2.2400(70-25) = 216000J


Cùng chủ đề:

Bài 22. Mạch điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 23. Tác dụng của dòng điện Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 24. Cường độ dòng diện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 30. Khái quát về cơ thể người trang 31, 32 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
Bài 31. Hệ vận động ở người trang 33, 34 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 35, 36, 37 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8