Bài 30. Khái quát về cơ thể người trang 31, 32 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 8, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 8 KNTT Chương VII. Sinh học cơ thể người


Bài 30. Khái quát về cơ thể người trang 31, 32 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8

Mỗi người đều có đặc điểm riêng để phân biệt với người khác như màu da, chiều cao, nhóm máu,... Ngoài sự khác nhau đó, cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung nào?

30.1

Mỗi người đều có đặc điểm riêng để phân biệt với người khác như màu da, chiều cao, nhóm máu,... Ngoài sự khác nhau đó, cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung nào?

Phương pháp giải:

Đặc điểm chung của cơ thể người

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung của cơ thể người:

- Cơ thể người bao gồm các phần: đầu, cổ, thân, 2 tay và 2 chân

- Toàn bộ cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.

- Cơ thể người gồm các hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và các giác quan, hệ bài tiết, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

30.2

Nêu vai trò chính của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể bằng cách hoàn thành bảng sau.

Phương pháp giải:

Lý thuyết vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể

Lời giải chi tiết:

30.3

Nêu một số ví dụ để chứng minh rằng các cơ quan trong cơ thể không hoạt động độc lập mà liên quan chặt chẽ với nhau.

Phương pháp giải:

Lý thuyết mối quan hệ giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Khi chúng ta ngủ, túi mật, gan và phổi hoạt động mạnh để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, tim, ruột non và bóng đái sẽ hoạt động ở mức độ thấp nhất. Do đó các cơ quan phối hợp hoạt động nhịp nhàng để duy trì sự sống của con người

30.4

Một bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, cơ thể xanh xao, gầy yếu, khả năng lao động bị giảm. Khi xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị thiếu máu. Ví dụ trên phản ánh điều gì? Lựa chọn các đáp án đúng.

- Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

- Hệ tiêu hóa chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan còn lại

- Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng

- Bệnh nhân bị thiếu máu do hệ tiêu hóa bị tổn thương, làm giảm hấp thụ sắt trong thức ăn

Phương pháp giải:

Vai trò của hệ tiêu hóa

Lời giải chi tiết:

Các đáp án đúng:

Một bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, cơ thể xanh xao, gầy yếu, khả năng lao động bị giảm. Khi xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị thiếu máu. Ví dụ trên phản ánh điều gì? Lựa chọn các đáp án đúng.

- Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

- Hệ tiêu hóa chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan còn lại

- Bệnh nhân bị thiếu máu do hệ tiêu hóa bị tổn thương, làm giảm hấp thụ sắt trong

30.5

Hệ cơ quan nào dưới đây giúp các tế bào nằm sâu bên trong cơ thể nhận được oxygen từ môi trường ngoài?

A. Hệ hô hấp và hệ tiêu hóa

B. Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn

C. Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh

D. Hệ tuần hoàn và hệ vận động

Phương pháp giải:

Vai trò của các hệ cơ quan trong cơ thể

Lời giải chi tiết:

Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn giúp các tế bào nằm sâu bên trong cơ thể nhận được oxygen từ môi trường ngoài


Cùng chủ đề:

Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 30. Khái quát về cơ thể người trang 31, 32 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
Bài 31. Hệ vận động ở người trang 33, 34 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 35, 36, 37 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trang 40, 41, 42 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
Bài 34. Hệ hô hấp ở người trang 43, 44, 45 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
Bài 35. Hệ bài tiết ở người trang 47, 48, 49 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8