Bài 3: Bài ca Trái Đất trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát tranh sau:
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 93 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát tranh sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ bức tranh và chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc của em.
Gợi ý:
- Bức tranh vẽ những ai?
- Những người trong tranh đang làm gì?
- Em có suy nghĩ gì?
Lời giải chi tiết:
Bức tranh các bạn nhỏ nhiều màu da cùng hát bài ca gợi cho em nhiều suy nghĩa, cảm xúc thú vị và ý nghĩa. Nó gợi lên cảm giác hạnh phúc và niềm vui khi thấy sự đa dạng và đoàn kết. Đây là một hình ảnh khẳng định rằng mặc dù khác biệt về màu da, nhưng tất cả chúng ta đều là một phần của Trái Đất. Bức tranh này khuyến khích sự tôn trọng và hiểu biết giữa các dân tộc, góp phần vào sự hòa bình và phát triển bền vững của hành tinh chúng ta.
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc bài thơ:
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biến
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
Định Hải
• Khói hình nấm: cột khói trông như cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom A, bom H.
• Bom H (bom khinh khí): loại bom có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.
• Bom A (bom nguyên tử): loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu có gì đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu nhấn mạnh vẻ đẹp của Trái Đất, một hành tinh xanh biếc, với những hình ảnh như quả bóng xanh bay giữa trời xanh, tiếng chim gù thương mến và cánh chim vờn sóng biển.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Khổ thơ 2 khẳng định điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ 2 khẳng định rằng Trái Đất là hành tinh của mọi người, bất kể da màu, quốc gia hay chủng tộc. Mọi người trên Trái Đất đều là nụ hoa trên cánh đất, tạo nên sự đa dạng và quý báu.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Hai câu thơ sau gọi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai câu thơ, suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ cuối gợi lên cho em cảm giác niềm vui và hạnh phúc khi nghe tiếng hát và tiếng cười trên Trái Đất. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự mong muốn giữ gìn bình yên và hạnh phúc cho Trái Đất không bị già đi, không bị phá hủy bởi chiến tranh hay xung đột.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 94 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhấn mạnh vào ý nghĩa của sự đoàn kết và hạnh phúc chung của tất cả mọi người trên Trái Đất. Đó cũng là sự khẳng định rằng Trái Đất thuộc về mọi người và chúng ta cần phải bảo vệ và yêu quý nó.
Học thuộc lòng bài thơ.
Đọc mở rộng
Trả lời câu hỏi đọc mở rộng trang 95 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khúc ca hoà bình
(a) Tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch:
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
-?
d. Thi "Nhà sử học nhí": Kể và trao đổi về ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
e. Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch và hoàn thành yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Em tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch và hoàn thành yêu cầu.