Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cản trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 5 Tuần 2. Khung trời tuổi thơ


Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cản trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 23 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.

Gợi ý:

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn dựa vào gợi ý đã cho

Lời giải chi tiết:

Mở bài: Giữa làng em có một hồ nước rất rộng và đẹp. Đó là khung cảnh mà em yêu thích nhất trong làng.

Thân bài:

- Hồ nước ấy được tạo nên từ một lần giặc Mỹ đánh bom mà tạo thành. Hồ rất sâu, giữa lòng hồ phải sâu đến 6m. Nước hồ rất trong, nhưng nhìn vào thì lúc nào cũng thấy một màu xanh sẫm huyền bí.

- Nhìn từ trên xuống, hồ nước có vẻ khá đáng sợ.

- Ven bờ hồ là lớp cỏ trâu rất dày. Cỏ mọc như một tấm thảm xanh, êm ái và tươi mát.

- Từ ven bờ xuống lòng hồ, mực nước ngày càng sâu thêm.

- Phần gần bờ có rất nhiều cỏ nước mọc lên. Giữa đám cỏ đó, có mấy cái tổ chim chẳng biết của loài nào.

- Vào sâu hơn trong hồ, trên mặt nước nổi đầy những chiếc lá to, tròn như cái nón. Đó là bụi hoa súng.

Kết bài: Đối với em, hồ nước là một khung cảnh thiên nhiên vừa đẹp lại bình dị, mộc mạc. Nơi đây gắn liền với những buổi chiều rong chơi cùng bè bạn, với những ngày đến trường ở cuối làng. Em yêu lắm hồ nước của quê mình.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 24 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:

- Từ ngữ gợi tả

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hoả

- ?

Phương pháp giải:

Em chia sẻ với bạn dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Em chia sẻ với bạn dựa vào gợi ý.

Vận dụng

Đề bài:

Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà?

Tiếng gà

Giục quả na

Mở mắt

Tròn xoe

Giục hàng tre

Đâm măng

Nhọn hoắt

Giục buồng chuối

Thơm lừng

Trứng cuốc

Giục hạt đậu

Nảy mầm

Giục bông lúa

Uốn câu...

Trần Đăng Khoa

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ đều lớn nhanh hơn, đơm hoa kết trái khi nghe tiếng gà.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc trang 123 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Bài ca Trái Đất trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Ca dao về lễ hội trang 125 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Cách nối các vế trong câu ghép trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn tả người trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cản trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về câu đơn và câu ghép trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về kết từ trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo