Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả trang 62, 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 3 Tuần 26: Thiên nhiên kì thú


Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả trang 62, 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nói 2 – 3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý. Mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì. Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài. Vì sao. Dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn. Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì. Đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật.

Nội dung

Kể về những loại hoa, loại quả có trong vườn. Nhờ có bàn tay người chăm mà vườn cây vô cùng phong phú, đa dạng.

Phần I

Nói 2 – 3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý:

Phương pháp giải:

Em hãy nói 2 – 3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý:

- Hình dáng của loại hoa hoặc quả đó như thế nào?

- Màu sắc của loại hoa hoặc quả đó ra sao?

- Loại hoa hoặc quả đó có hương vị như thế nào?

- Lợi ích của loại hoa hoặc quả đó.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Trong số các loài hoa thì em thích nhất là hoa sen. Mùa hè, sen nở hồng cả mặt ao. Những nụ sen to như hai bàn tay em chụm lại rung rung trong gió. Đẹp nhất khi nở thì cánh xòe ra rất to. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn. Hoa sen tuy không có màu sắc sặc sỡ nhưng nó lại có một vẻ đẹp quyến rũ và tao nhã.

Bài tham khảo 2:

Dứa còn gọi là thơm, khóm, được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Dứa có vị chua ngọt hòa quyện nên không hề ngọt gắt, ngon vô cùng. Nhìn kĩ thì quả dứa có hình dáng tròn vuông to hơn cái bình trà chút xíu, mắt quả dứa khô và to. Khi xanh, quả dứa có màu xanh biếc. Trái lớn dần thì vỏ cũng chuyển sang màu hồng đỏ, vàng ửng cái sắc đỏ tía của Mặt Trời, của nắng, đem lại cho quả một vị ngọt đặc sắc riêng.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi:

Chuyện hoa, chuyện quả

Trong vườn có mắt: quả na

Có tại mộc nhĩ, có hoa loa kèn.

Quả mồng tơi mực tím đen

Cà rốt bút đỏ gi đem ra đồng.

Quả bí ngô: cái đèn lồng

Sao xanh quả khế, ớt cong sừng bò.

Bao nhiêu hoa trái thơm tho

Trong vườn như một cái kho của đầy.

Bàn tay người chăm cho cây

Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia

Lặng thầm đất cũng say sưa

Chắt chiu màu mỡ bốn mùa nuôi cây.

(Lê Hồng Thiện)

• Mộc nhĩ: nấm giống hình cái tai, màu nâu đen, ăn được.

• Lặng thầm: lặng lẽ trong hoạt động, không tỏ ra cho người khác biết.

• Chắt chiu: chăm chút, nâng niu từng li từng tí vì coi là quý báu.

Câu 1

Mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 6 câu thơ đầu để biết mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì.

Lời giải chi tiết:

Quả na: có mắt

Hạt mồng tơi: mực tím đen

Quả khế : sao xanh

Quả bí ngô: như đèn lồng

Cà rốt giống cây bút đổ

Ớt cong sừng bò

Câu 2

Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em trả lời theo ý kiến của mình.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

Em thích hình ảnh so sánh "ớt cong sừng bò". vì qua hình ảnh ta hình dung được quả ớt cong và rất khỏe, cách so sánh rất độc đáo và mới lạ.

Câu 3

Dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn?

Phương pháp giải:

Em đọc sáu dòng thơ cuối khổ hai để biết dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn.

Lời giải chi tiết:

Dòng thơ trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn:

Bàn tay người chăm cho cây

Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia

Câu 4

Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc hai dòng thơ cuối bài để biết hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì.

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ cuối bài lên rằng: ngoài bàn tay của người chăm sóc, để có được hoa thơm, trái ngọt đất cũng góp phần chắt chiu màu mỡ để nuôi trồng.

Câu 5

Đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.

b. Nói 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn.

Phương pháp giải:

a. Em đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật trên báo, trong sách hoặc trên mạng internet.

Sau đó viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích theo gợi ý:

Tên bài văn

Tác giả

Tên cât cối hoặc con vật

Hình ảnh (đẹp, so sánh)

b. Em hãy chia sẻ 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn theo gợi ý:

- Hình ảnh so sánh đó là gì?

- Hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

a. Em có thể tham khảo bài sau:

Cây dừa quê em

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

Tên bài văn: Cây dừa quê em

Tên cât cối hoặc con vật: cây dừa

Hình ảnh (đẹp, so sánh): Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì.

b. Hình ảnh so sánh trong bài là hình ảnh: Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Hình ảnh đã nhấn mạnh vẻ đẹp của tàu dừa, làm hiện lên hình ảnh tày dừa đo, dài và óng ả, lại mang màu xanh mướt như mái tóc người thiếu nữ.

Cùng chủ đề:

Bài 2: Đua ghe ngo trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Bàn tay cô giáo trang 96, 97 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Câu cảm trang 50 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Câu khiến trang 19 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Chơi bóng với bố trang 47, 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả trang 62, 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Chuyện xây nhà trang 82, 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Dấu ngoặc kép trang 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Em vui đến trường trang 16, 17 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Hai bàn tay em trang 47, 48 SGk Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo