Bài 3: Em vui đến trường trang 16, 17 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 3 Tuần 2: Vào năm học mới


Bài 3: Em vui đến trường trang 16, 17 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý. Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu. Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào? Theo em, vì sao mỗi ngày đến lớp bạn nhỏ có thêm nhiều niềm vui? Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau? Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.

Nội dung

Bài thơ miêu tả niềm vui đến trường của bạn nhỏ.

Phần I

Chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý:

Phương pháp giải:

Em nhớ lại trên đường đến trường, em đã bắt gặp những hình ảnh gì hay nghe thấy những âm thanh nào.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Trên đường đến trường, tớ đã nhìn thấy hai bên đường là hai hàng cây với tán lá xanh và cao vút. Trên đường phố rộng lớn, tớ nhìn thấy mọi người đang tấp nập qua lại. Tớ nghe thấy tiếng xe cộ ồn ào và thi thoảng là tiếng nói cười náo nhiệt của mọi người bên đường.

Bài tham khảo 2:

Con đường đến trường của tớ có rất nhiều cây và hoa. Hai bên đường là hai hàng hoa màu tím rất đẹp và tỏa hương thơm ngát. Ánh mặt trời chiếu xuống con đường làm cho những bông hoa càng thêm rực rỡ. Tớ còn nghe thấy tiếng chim hót véo von trên những ngọn cây bên đường thật vui tai.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi:

Em vui tới trường

Phơi phới: phấn chấn, vui tươi, đầy sức sống.

Câu 1

Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai khổ thơ đầu và tìm những hình ảnh âm thanh được nhắc tới.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh: Chú chim sâu nho nhỏ, trái mặt trời chín đỏ, mây xanh, nắng hồng lên bốn phương.

Âm thanh: tiếng chim hót véo von.

Câu 2

Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc hai dòng thơ cuối của khổ thơ thứ hai để biết bạn nhỏ cảm thấy thế nào trên đường đến trường.

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới.

Câu 3

Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ cuối bài xem khổ thơ đó nói về điều gì?

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ cuối muốn nói rằng: Trường học là nơi bạn nhỏ được vui đùa cùng bè bạn, được học tập để thực hiện ước mơ của mình. Trường học là nơi giúp bạn nhỏ lớn lên.

Câu 4

Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc lại ba khổ thơ đầu, chú ý vào tiếng cuối các dòng thơ và tìm các tiếng chứa vần giống nhau.

Lời giải chi tiết:

Tiếng cuối những dòng thơ có vần giống nhau là: nhỏ và đỏ, cành và xanh, mới và phới, phương và trường.

Câu 5

Đọc một bài đọc về trường học:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.

b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.

Phương pháp giải:

a. Em hãy tìm và đọc một bài bài đọc về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài đọc, tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,…

b. Em hãy nhớ lại bài đọc đã đọc và chia sẻ với bạn thông tin em đã viết trong phiếu đọc sách của mình.

Lời giải chi tiết:

a. Em có thể tham khảo một số bài đọc sau:

Bài đọc 1:

CÁI TR NG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trong năm ngẫm nghĩ.

Buồn không hỗ trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mùng vui quá!

Kia trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Tên bài đọc: Cái trống trường em

Tác giả: Thanh Hào

Nội dung: Bài thơ nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

Thông tin em chú ý: Tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.

Bài đọc 2:

Ngôi trường mới

Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Ngô Quân Miện

Tên bài đọc: Ngôi trường mới

Tác giả: Ngô Quân Miện

Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.

Thông tin em chú ý: Bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu.

b.

Bài tham khảo 1:

Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.

Bài tham khảo 2:

Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.


Cùng chủ đề:

Bài 3: Câu khiến trang 19 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Chơi bóng với bố trang 47, 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả trang 62, 63 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Chuyện xây nhà trang 82, 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Dấu ngoặc kép trang 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Em vui đến trường trang 16, 17 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Hai bàn tay em trang 47, 48 SGk Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về so sánh trang 62 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về so sánh trang 84, 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo