Bài 3: Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 3 Tuần 33: Một mái nhà chung


Bài 3: Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau. Chọn các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau phù hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau. Đặt 1 - 2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau. Giải ô chữ sau. Nói 1- 2 câu về con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.

Câu 1

Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Mặt trời vừa thức

Nắng đã xuống vườn

Công việc đầu tiên

Nhặt sương lá sỏi.

Rồi nắng nhẹ tới

Lau vũng nước sân

Soi tia nắng ấm

Vào trong nhà ngủ.

Hoàng Tá

Phương pháp giải:

Em tìm các từ trái ngược nghĩa với từ xuống, đầu tiên, vào

Lời giải chi tiết:

Xuống - lên

Đầu tiên – cuối cùng

Vào - ra

Câu 2

Chọn các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau phù hợp với mỗi trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a. rừng, biển

b. Bên , bên

c. Mau sao thì , vắng sao thì

Phương pháp giải:

Đọc các câu văn trên, sau đó đọc các từ trong khung và điền cặp từ trái nghĩa vào mỗi câu cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Lên rừng, xuống biển

b. Bên lở , bên bồi

c. Mau sao thì nắng , vắng sao thì mưa

Câu 3

Đặt 1 - 2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

M: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh

Phương pháp giải:

Em sử dụng các cặp từ trái nghĩa để đặt câu. Trong câu có cả hai từ trái nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Bàn ngày nắng, ban đêm mưa.

Nhân dân ta yêu hòa bình và ghét chiến tranh.

Vận dụng

Câu 1:

Giải ô chữ sau:

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và gợi ý để tìm tiếng có đủ số lượng chữ cái cho phù hợp với ô chữ.

Lời giải chi tiết:

  1. Mèo

  2. Cá heo

  3. Voi

  4. Én

  5. Hổ

  6. Hà mã

  7. Cá cờ

  8. Hươu

  9. Quạ

  10. Nhím

  11. Gấu

Từ hàng dọc: mái nhà chung.

Câu 2

Nói 1- 2 câu về con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.

Phương pháp giải:

Em nói về con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành theo gợi ý sau:

- Con vật gì? Em thấy con vật đó ở đâu?

- Đặc điểm con vật: Kích thước, màu lông, đầu, tai, mắt, đuôi,…những hoạt động của con vật.

- Cảm nghĩ của em về con vật.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Chú nhím lông xù nhìn như quả cầu gai vậy. Cái đầu chú nhỏ với đôi mắt và cái miệng phớt hồng, hai cái tai nhỏ thôi nhưng thính lắm. Thân hình chú mập mạp, tròn tròn thật đáng yêu!

Bài tham khảo 2:

Hổ là chúa sơn lâm. Chúng có thân hình to lớn và hung dữ. Những chú hổ canh giữ khu rừng luôn được an toàn thật dũng cảm.


Cùng chủ đề:

Bài 3: Chuyện xây nhà trang 82, 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Dấu ngoặc kép trang 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Em vui đến trường trang 16, 17 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Hai bàn tay em trang 47, 48 SGk Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập câu khiến trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về so sánh trang 62 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về so sánh trang 84, 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm trang 34, 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động trang 18, 19 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về từ chỉ đặc điểm trang 101 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo