Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 4 Tuần 24: Việt Nam quê hương em


Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu

Câu 1

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mỗi dịp Tết, cây đào phai nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn. Nổi bật trên cành cây mảnh dẻ và mấy búp lá xanh non là những chùm hoa thơm đặc. Hoa đào có năm cánh mỏng, màu phớt hồng. Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi. Khi nở hết, những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm

Theo Minh Hương

  • Đoạn văn tả bộ phận nào của cây đào?

  • Tác giả quan sát bộ phận ấy bằng những giác quan nào?

  • Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả bộ phận ấy?

b. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thẫm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết…Vòm cây lá chen hoa bao trùm cả ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Theo Trần Hoài Dương

  • Đoạn văn tả hoa giấy vào thời điểm nào?
  • Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả vẻ đẹp của hoa giấy vào thời điểm đó?
  • Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn văn

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a.

  • Đoạn văn tả hoa đào.

  • Tác giả quan sát bằng thị giác.

  • Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh : nở rộ, bừng sáng, thơm đặc; năm cánh mỏng, màu phớt hồng, chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi; những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

b.

  • Đoạn văn tả hoa giấy vào lúc trời nắng gắt (mùa hè, lúc hoa nở).

  • Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh: bồng lên rực rỡ; màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết; lá chen hoa; giản dị; cánh hoa giống hệt một chiếc lá, mỏng manh, có màu sắc rực rỡ.

  • Hình ảnh so sánh: mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ:
  • Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng và độ mỏng của cánh hoa.

Câu 2

Viết đoạn văn tả hoa của một cây mà hoa mà em thích, đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa

Lời giải chi tiết:

Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại , với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống . Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài, tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.

(Các câu in đậm là hình ảnh so sánh)

Vận dụng

Nói nối tiếp để cùng bạn tả một loài hoa em biết, trong đó có hình ảnh so sánh

Lời giải chi tiết:

Hoa sen thường nở vào cuối mùa hạ và đầu mùa thu, mùa thu mùa tựu trường cũng là lúc hoa sen nở, mỗi khi đi học ngang qua đó là một lần được ngắm vẻ đẹp của cả đầm sen. Hoa sen có nhiều cánh, khi chưa nở thì chụm lại, lúc nở thì xòe rộng ra, để lộ nhị vàng bên trong. Hoa sen có hai loại: hoa sen trắng và hoa sen đỏ nhưng không phải là đỏ tươi mà gần giống như màu mận chín . Hoa sen trắng mang một vẻ đẹp tinh khiết, tao nhã, còn hoa sen đỏ mang một vẻ đẹp đậm đà. Hoa sen có mùi thơm thoang thoảng, còn có một thức uống được xem như là đặc sản mà có sự góp phần của hoa sen đó là “chè sen” hay chính là chè ướp với cánh hoa sen.


Cùng chủ đề:

Bài 3: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ trang 91 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về nhân hóa trang 121 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về thành phần chính của câu trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập về động từ trang 51 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc trang 92 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Nàng tiên ốc trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Quả ngọt cuối mùa trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Sáng tháng Năm trang 89 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo