Bài 3: Quả ngọt cuối mùa trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 4 Tuần 6: Mảnh ghép yêu thương


Bài 3: Quả ngọt cuối mùa trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân. Quả ngọt cuối mùa. Tìm từ ngữ tả thời tiết tháng Giêng, tháng Hai. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu. Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì. Khổ cuối bài thơ nói lên điều gì. Đọc mở rộng.

Khởi động

Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.

Lời giải chi tiết:

Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Cha mẹ đã lao động vất vả để kiếm sống, lo cho em đủ đầy về vật chất. Cha mẹ còn dạy em biết cư xử đúng mực, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Em nhận thấy đó là sự may mắn của bản thân em khi nhận được đầy đủ tình yêu thương, chăm lo của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Bài đọc

Đọc bài thơ

Quả ngọt cuối mùa

Trong vòm lá mới chồi non

Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa

Quả ngon dành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào.

Giêng, Hai rét cứa như dao

Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông

Nom Đoài rồi lại ngắm Đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

Quả vàng nằm giữa cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương

Bà ơi, thương mấy là thương

Vắng con xa cháu tóc sương da mồi

Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.

Võ Thanh An

Câu 1

Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy tình cảm của bà đối với con, cháu:

- Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa

- Quả ngon dành tận cuối mùa

- Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào.

- Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông

- Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

Câu 2

Tìm nghĩa của mỗi cụm từ sau:

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì?

"Quả vàng nằm giữa cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương"

Chọn đáp án đúng:

Tả chùm quả giúp ong làm mật, giúp ong tỏa hương.

Tả những chú ong chăm chỉ, cần mẫn làm ra mật ngọt.

Tả những bông hoa chuyên cần tỏa hương thơm ngát.

Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.

Phương pháp giải:

Em đọc hai câu thơ và chọn đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.

Câu 4

Khổ cuối bài thơ nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ cuối bài để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Khổ cuối bài thơ thể hiện tình yêu thương bà vô bờ bến, lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà của mình. Chữ “thương” được điệp lại hai lần tựa như giọt lệ ứa ra. Lệ ứa ra vì xúc động, vì nhớ thương bà. Những hình ảnh ẩn dụ: “tóc sương da mồi”, “lòng vàng”, hình ảnh so sánh “Bà như quả ngọt chín rồi” đã tô đậm đức hy sinh to lớn, tình thương đằm thắm của bà dành cho con cháu; đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn của con cháu trong gia đình đối với bà thật vô cùng thiết tha, mãnh liệt.

Đọc mở rộng

Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương

a. Tìm đọc một bài thơ viết về

b. Ghi chép những nội dung thú vị vào Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

Bài thơ đã đọc.

Nhật kí đọc sách.

Đoạn thơ em yêu thích và giải thích lí do.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Ví dụ về bài thơ: "Mẹ vắng nhà ngày bão" - Đặng Hiển

b. Nhật kí đọc sách:

Tên bài thơ: Mẹ vắng nhà ngày bão

Tên tác giả: Đặng Hiển

Từ dùng hay: là số đếm được dùng trong bài thơ

" Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung"

Hình ảnh đẹp: Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đi chợ mua cá về nấu canh chua.

c. Chia sẻ với bạn:

Cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Bài thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.


Cùng chủ đề:

Bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc trang 92 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Nàng tiên ốc trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Quả ngọt cuối mùa trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Sáng tháng Năm trang 89 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Thành phần chính của câu trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Từ Cu - Ba trang 88 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo