Bài 3: Từ Cu - Ba trang 88 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 4 Tuần 29: Thế giới quanh ta


Bài 3: Từ Cu-ba trang 88 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ với bạn về vẻ đẹp của một bãi biển hoặc hòn đảo mà em biết dựa vào gợi ý. Từ Cu-ba. Đất nước Cu-ba hiện lên trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp. Mỗi sự vật trong khổ thơ thứ hai được miêu tả bằng những từ ngữ nào. Vì sao những thân kè khiến nhà thơ “mải mê nhìn”, “mải nghe”. Khổ thơ cuối bài giúp em cảm nhận điều gì về tình cảm của tác giả với đất nước mình và nước bạn. Đọc mở rộng

Khởi động

Chia sẻ với bạn về vẻ đẹp của một bãi biển hoặc hòn đảo mà em biết dựa vào gợi ý:

Tên

Cảnh vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bãi biển Mỹ Khê có đường bờ biển dài khoảng hơn 900 mét. Nổi tiếng với thảm cát trắng mịn, dòng nước ấm quanh năm, nhịp sóng biển ôn hoà và được bao phủ bởi rặng dừa trải dài bao quanh, bãi biển Mỹ Khê toát lên vẻ đẹp hấp dẫn khó cưỡng.

Bài đọc

Từ Cu-ba

(Trích)

Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây

Anh đến Cu-ba một sáng ngày

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đào tươi một dải lụa đào bay.

Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương

Anh mải mê nhìn, anh mải nghe

Múa reo theo gió những thân kè

Tóc xanh xoã bóng, hàng chân trắng

Có phải tiên nga dự hội hè?...

Ở đây với bạn, mỗi ngày qua

Anh nhớ vô cùng đất nước ta!

Mai mốt, em ơi, rời xứ bạn

Anh về, e lại nhớ Cu-ba...

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Câu 1

Đất nước Cu-ba hiện lên trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp?

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đất nước Cu-ba hiện lên trong khổ thơ thứ nhất: Nắng rực trời tơ, biển ngọc, đảo tươi một dải lụa đào bay.

Câu 2

Mỗi sự vật trong khổ thơ thứ hai được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Mỗi sự vật trong khổ thơ thứ hai được miêu tả bằng những từ ngữ:

  • Mía: ngọt lịm đường.

  • Đồng bãi: xanh.

  • Đồi nương: xanh biếc.

  • Cam: ngọt.

  • Xoài: ngon.

  • Nông trại: vàng.

  • Ong: lạc đường hoa.

Câu 3

Vì sao những thân kè khiến nhà thơ “mải mê nhìn”, “mải nghe”?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những thân kè khiến nhà thơ “mải mê nhìn”, “mải nghe” vì những thân kè trong bài thơ hiện lên với hình ảnh tóc xanh xõa bóng, hàng chân trắng, đẹp tựa tiên nga.

Câu 4

Khổ thơ cuối bài giúp em cảm nhận điều gì về tình cảm của tác giả với đất nước mình và nước bạn?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ cuối bài giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả với đất nước mình và nước bạn đó là tình cảm gắn kết, trân trọng và ca ngợi của Tố Hữu dành cho Cuba. Một tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng và giúp tình đoàn kết giữa hai dân tộc trở nên khắng khít, bền chặt.

Đọc mở rộng

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Học sinh tìm đọc truyện và ghi chép vào nhật kí


Cùng chủ đề:

Bài 3: Quả ngọt cuối mùa trang 49 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Sáng tháng Năm trang 89 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Thành phần chính của câu trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Từ Cu - Ba trang 88 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Xôn xao mùa hè trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Buổi sáng ở Hòn Gai trang 51 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Câu chủ đề trang 52 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Cây táo đã nảy mầm trang 123 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo