Bài 3: Tiếng gà trưa trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 5 Tuần 2. Khung trời tuổi thơ


Bài 3:Tiếng gà trưa trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo

Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài thơ và đoán xem bài thơ viết về điều gì.

Khởi động

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 19 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài thơ và đoán xem bài thơ viết về điều gì.

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh minh họa, đọc tên bài thơ và đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về tiếng gà buổi trưa và những kỉ niệm mà tiếng gà gợi lại.

Nội dung bài đọc

Bài thơ là khoảnh khắc khi người cháu nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân, âm thanh đó gợi nhớ cho cháu về tuổi thơ tươi đẹp, êm đềm bên bà. Qua đó tác giả ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu sâu sắc.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tiếng gà trưa

(Trích)

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Xuân Quỳnh

Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ đầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc xao động, bớt mệt mỏi và nhớ về tuổi thơ.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tìm trong khổ thơ 2 và 3 các chi tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2 và 3, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại:

- Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

- Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Theo em, vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tiếng gà trưa có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ vì tiếng gà trưa gắn liền tuổi thơ đẹp đẽ, gắn liền với hình ảnh người bà thân yêu.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Dòng thơ “Tiếng gà trưa" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa còn thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Đọc mở rộng

Trả lời câu hỏi Đọc mở rộng trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Khung trời tuổi thơ

(a) Tìm đọc truyện

Gợi ý:

Kể về một trải nghiệm thú vị

Nói về một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp

- Đất rừng phương Nam

Đoàn Giỏi

- Những bí mật trong Tuần thiên nhiên

Phan Hà Anh

- A-lít-xơ ở xứ sở thần tiên

Lu-ít Kê-rôn

- Lời ước dưới trăng

Phạm Thị Kim Nhường

Khoa học viễn tưởng

- Hai vạn dặm dưới đáy biển

Giuyn Véc-nơ

- Tới Hệ Mặt Trời xa lạ

Lê Toán

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ

– Truyện đã đọc.

− Nhật kí đọc sách.

– Chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và giải thích lí do.

- ?

d. Ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.

e. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc truyện và thực hiện theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a. Truyện: Đất rừng phương Nam

b.

- Tên truyện: Đất rừng phương Nam

- Tác giả: Đoàn Giỏi

- Nhân vật: An, Cò, tía nuôi của An

- Các sự việc chính: Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.

- Ý nghĩa:

+ Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh.

+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.

c. Em cùng bạn chia sẻ truyện.

d. Em ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.

e. Em đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.


Cùng chủ đề:

Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Nay em mười tuổi trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Ngàn lời sử xanh trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Nụ cười mang tên mùa xuân trang 92 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Thơ viết cho ngày mai trang 125 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Tiếng gà trưa trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Tìm ý cho đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng, sự việc trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Trả bài văn kể chuyên sáng tạo. (Bài viết số 2) trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Đại từ xưng hô trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo