Bài 4: Mùa vừng trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 5 Tuần 11. Chung sống yêu thương


Bài 4: Mùa vừng trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trao đổi với bạn: Câu tục ngữ sau giúp em hiểu điều gì? Tháng Ba đom đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 98 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Trao đổi với bạn: Câu tục ngữ sau giúp em hiểu điều gì?

Tháng Ba đom đóm bay ra

Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu tục ngữ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ giúp em hiểu người làm nghề nông phải nắm bắt quy luật của thời tiết, thời vụ để áp dụng.

Nội dung bài đọc

Mùa thu và bức ảnh kí họa về mẹ đã đưa tác giả trở lại một tuổi thơ êm đềm với những âm thanh, hình ảnh, màu sắc, mùi hương quen thuộc và tác giả có ước muốn được trở lại thời gian đó, khi vẫn còn là một chú bé vắt vẻo trên lưng trâu.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 99 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Mùa vừng

Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vùng chín.

Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng. Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng.

Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng. Mùi dầu vừng mới gặt xong theo gió thoảng toả ra hăng hăng, nồng nã. Trên lưng trâu, những chú bé có chỏm tóc trái đào nở nụ cười rạng ngời trong nắng, bỏ lại đằng sau bầy chim non líu ríu gọi nhau về nhặt nhạnh những hạt vừng còn vương sót lại.

Một trưa xa nhà, chiêm ngưỡng bức kí hoạ về hình ảnh người mẹ lom khom gặt những khóm vừng trĩu bông mà đứa bạn thân vẽ tặng, chợt muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca...

Theo Phan Đức Lộc

• Nồng nã: (mùi) rất nồng, rất đậm.

• Kí hoạ: một hình thức về nhanh.

• Du ca: đi khắp nơi để ca hát, biểu diễn phục vụ cộng đồng.

Điều gì dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê?

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

“Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vùng chín.”

Lời giải chi tiết:

Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vừng chín.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 99 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Bức tranh ngày mùa ở đoạn văn thứ hai được vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc và âm thanh nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bức tranh ngày mùa ở đoạn văn thứ hai được vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc và âm thanh:

- Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về.

- Trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh.

- Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng.

- Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 99 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Hương vị và âm thanh được tả ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận được những gì về cuộc sống, con người ở quê hương tác giả?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hương vị và âm thanh được tả ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận cuộc sống, con người ở quê hương tác giả rất thanh bình, yên ả.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 99 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tác giả mong muốn điều gì khi chiêm ngưỡng bức kí hoạ mà người bạn về tặng? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn cuối cùng của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác giả mong muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca... khi chiêm ngưỡng bức kí hoạ mà người bạn về tặng.

Vì đó là những kí ức tuổi thơ không thể nào quên, là thuở vô tư, vô lo, được sống trong quê hương thanh bình.

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 99 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Em ấn tượng những gì về mùa vừng được tả trong bài đọc?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Em ấn tượng:

- Cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh.

- Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng


Cùng chủ đề:

Bài 4: Luyện tập về kết tập trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Luyện tập về đại từ trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Miền đất xanh trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Mùa vừng trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Ngày xuân Phố Cáo trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Rét ngọt trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Rừng xuân trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3) trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Viết bài văn tả người (Bài viết số 2) trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo