Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (tiết 1) trang 14 Vở thực hành Toán 4 — Không quảng cáo

Giải vth Toán 4, soạn vở thực hành Toán 4 KNTT Vở thực hành Toán 4 - Tập 2


Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (tiết 1) trang 14 Vở thực hành Toán 4

a) Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 4, n = 5, p = 3. Khối lớp Bốn có 2 lớp học vẽ, khối lớp Ba có 3 lớp học vẽ,

Câu 1

Tính bằng hai cách (theo mẫu).

Mẫu: 26 x (5 + 4)

Cách 1:

26 x (5 + 4) = 26 x 9

= 234

Cách 2:

26 x (5 + 4) = 26 x 5 + 26 x 4

= 130 + 104

= 234

a) 43 x (2 + 6)

b) (15 + 21) x 7

Phương pháp giải:

a) Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.

a x (b + c) = a x b + a x c

b) Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

(a + b) x c = a x c + b x c

Lời giải chi tiết:

a) 43 x (2 + 6)

Cách 1: 43 x (2 + 6) = 43 x 8

= 344

Cách 2: 43 x (2 + 6) = 43 x 2 + 43 x 6

= 86 + 258

= 344

b) (15 + 21) x 7

Cách 1: (15 + 21) x 7 = 36 x 7

= 252

Cách 2: (15 + 21) x 7 = 15 x 7 + 21 x 7

= 105 + 147

= 252

Câu 2

a) Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 4, n = 5, p = 3.

(A): m x (n + p)

(B): (m + n) x p

(C): m x n + m x p

(D): m x p + n x p

b) Viết vào chỗ chấm cho thích hợp.

Hai biểu thức ở câu a có giá trị bằng nhau là:

biểu thức ........... và biểu thức .......... ; biểu thức ........... và biểu thức ..........

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.

Lời giải chi tiết:

a) Với m = 4, n = 5, p = 3 thì:

(A): m x (n + p) = 4 x (5 + 3) = 4 x 8 = 32

(B): (m + n) x p = (4 +5) x 3 = 9 x 3 = 27

(C): m x n + m x p = 4 x 5 + 4 x 3 = 20 + 12 = 32

(D): m x p + n x p = 4 x 3 + 5 x 3 = 12 + 15 = 27

b)

Hai biểu thức ở câu a có giá trị bằng nhau là:

biểu thức A và biểu thức C ; biểu thức B và biểu thức D

Câu 3

Khối lớp Bốn có 2 lớp học vẽ, khối lớp Ba có 3 lớp học vẽ, mỗi lớp học vẽ có 12 bạn. Hỏi cả hai khối lớp có bao nhiêu bạn học vẽ?

Phương pháp giải:

Cách 1:

Bước 1: Số lớp học vẽ ở cả hai khối

Bước 2: Số bạn học vẽ = số bạn học vẽ ở mỗi lớp x số lớp học vẽ ở cả hai khối

Cách 2:

Bước 1: Tìm số bạn học vẽ ở khối lớp Bốn

Bước 2: Tìm số bạn học vẽ ở khối lớp Ba

Bước 3: Tìm số bạn học vẽ ở cả hai khối lớp

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

Khối Bốn: 2 lớp

Khối Ba: 3 lớp

1 lớp: 12 bạn

Tất cả: ... ? bạn

Bài giải

Số lớp học vẽ ở cả hai khối lớp là:

2 + 3 = 5 (lớp)

Số bạn học vẽ ở cả hai khối lớp là:

12 x 5 = 60 (bạn)

Đáp số: 60 bạn

Cách 2

Cách 2:

Số bạn học vẽ ở khối lớp Bốn là:

12 x 2 = 24 (bạn)

Số bạn học vẽ ở khối lớp Ba là:

12 x 3 = 36 (bạn)

Số bạn học vẽ ở cả hai khối lớp là:

24 + 36 = 60 (bạn)

Đáp số: 60 bạn


Cùng chủ đề:

Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân (tiết 1) trang 8 Vở thực hành Toán 4
Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân (tiết 2) trang 9 Vở thực hành Toán 4
Bài 40: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân (tiết 3) trang 10 Vở thực hành Toán 4
Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1 000,. . . (tiết 1) trang 12 Vở thực hành Toán 4
Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1 000,. . . (tiết 2) trang 13 Vở thực hành Toán 4
Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (tiết 1) trang 14 Vở thực hành Toán 4
Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (tiết 2) trang 15 Vở thực hành Toán 4
Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (tiết 3) trang 17 Vở thực hành Toán 4
Bài 43: Nhân với số có hai chữ số (tiết 1) trang 18 Vở thực hành Toán 4
Bài 43: Nhân với số có hai chữ số (tiết 2) trang 19 Vở thực hành Toán 4
Bài 43: Nhân với số có hai chữ số (tiết 3) trang 20 Vở thực hành Toán 4