Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Trao đổi với bạn những điều em biết về cuộc sống, công việc của người dân miền biển.
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi với bạn những điều em biết về cuộc sống, công việc của người dân miền biển.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những điều em biết về cuộc sống, công việc của người dân miền biển: Ngư dân hay người dân miền biển là người dùng lưới, cần câu cá, bẫy hoặc các dụng cụ khác để bắt và thu gom cá hoặc các loại sinh vật thủy sinh từ sông, hồ hoặc đại dương để làm thức ăn cho con người hoặc cho những mục đích khác.
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 35 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đoàn thuyền đánh cá
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm củng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoắn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận)
Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt?
- Mặt trời
- Sóng
- *
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ nhất của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên:
+ Mặt trời: xuống biển như hòn lửa
+ Sóng: cài then
+ Đêm: sập cửa
- Cách miêu tả của nhà thơ có điểm đặc biệt là sử dụng phép so sánh và nhân hóa các sự vật.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 35 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của những người đánh cá trên biển:
- Niềm vui trong lao động
- Tình yêu và lòng biết ơn đối với biển cả
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Niềm vui trong lao động:
+ Hát
+ Ta kéo xoắn tay chùm cá nặng
- Tình yêu và lòng biết ơn đối với biển cả:
+ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 35 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Những hình ảnh ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh ở khổ thơ cuối có ý nghĩa: cổ vũ và khích lệ tinh thần của đoàn thuyền đánh cá thành công, kịp trở về khi trời sáng với mẻ cá lớn. Tiếng hát hoà trong niềm vui, gió căng buồm để về với đất liền. Trong đó, những ánh nắng soi vào những con cá, mắt lấp lánh như niềm vui rạo rực của người thợ thuyền cá.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 35 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống:
- Vẻ đẹp của cảnh biển hoàng hôn và khi bình minh lên trên biển;
- Vẻ đẹp của người lao động say mê đánh bắt cá, kéo cá và mang thành quả lao động trở về đất liền;
- Vẻ đẹp của những con người sống nặng tình thuỷ chung, nặng ơn nghĩa với biển cả đã mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình;
- Vẻ đẹp của những chú cá, những thành quả lao động mang lại cơ hội sống tốt cho con người.
* Học thuộc lòng bài thơ.