Bài 8: Dưới những tán xanh trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Chia sẻ với bạn về việc trồng và chăm sóc cây ở trường hoặc ở nhà em.
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 37 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Chia sẻ với bạn về việc trồng và chăm sóc cây ở trường hoặc ở nhà em.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại việc trồng cây và chăm sóc cây ở trường hoặc ở nhà của em và chia sẻ với bạn.
Gợi ý :
- Em trồng cây và chăm sóc cây ở đâu ? Vào thời gian nào ?
- Em trồng cây và chăm sóc cây như thế nào ?
- Cảm xúc của em ra sao ?
Lời giải chi tiết:
Chủ nhật vừa rồi được nghỉ, em đã dậy sớm giúp bố tưới cây. Nhà em trồng rất nhiều cây xanh và hoa ở ban công. Hôm ấy, em dậy sớm, xách từng xô nước trong nhà tắm ra tưới cho mấy cây hoa hồng mẹ trồng, rồi tới mấy cây cảnh của bố, phía xa xa là mấy chậu tía tô. Được tưới nước, các cây xanh trông tươi tốt và rực rõ hẳn lên. Sau đó thì em giúp bố tỉa lá vàng, bắt sâu. Em rất thích được cùng bố chăm sóc cây xanh.
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Dưới những tán xanh
Năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn, công nhận Cây di sản Việt Nam. Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên) hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,... được công nhận là cây di sản. Đến nay, có tới 6 000 cây di sản được ghi nhận ở mọi miền.
Năm 2013, Giàn Gừa nguyên sinh hơn 150 năm tuổi ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được ghi nhận là cây di sản đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giàn Gừa cao khoảng 15 mét, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, đan quyện xoắn xuýt như một tấm lưới khổng lồ. Bộ rễ chằng chịt, giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn. Hình dáng của giàn cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.
Những năm chiến tranh tàn phá, Giàn Gừa chỉ còn lại 2 740 mét vuông. Đến nay, do được bảo tồn, diện tích Giàn Gừa đã lên tới 4.000 mét vuông.
Theo thời gian, những cành gừa in hằn vết tích chiến tranh vẫn đâm chồi, vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương.
Ngân Thương tổng hợp
• Gừa (si): loài cây thân gỗ, có rễ mọc ra tử thần và các cành trên cao.
• Nguyên sinh: (rùng) mọc tự nhiên từ thời xa xưa, chưa hề bị chặt phá.
Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
“Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên) hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,... được công nhận là cây di sản.”
Lời giải chi tiết:
Cây di sản Việt Nam được tuyển chọn, công nhận theo tiêu chí:
- Các cây gỗ lớn (trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên)
- Hoặc có giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử,...
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Tìm những chi tiết cho thấy Giản Gừa rất lớn và rất đẹp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy Giản Gừa rất lớn và rất đẹp:
- Năm 2013, Giàn Gừa nguyên sinh hơn 150 năm tuổi.
- Giàn Gừa cao khoảng 15 mét, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, đan quyện xoắn xuýt như một tấm lưới khổng lồ.
- Bộ rễ chằng chịt, giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn.
- Hình dáng của giàn cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Việc bảo tồn Giàn Gừa đã đem lại hiệu quả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Việc bảo tồn Giàn Gừa đã giúp diện tích tăng từ 2740 mét vuông lên thành 4000 mét vuông.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh "những cảnh gia in hằn vết tích chiến tranh vẫn đâm chồi, vươn mình toả rợp bóng mát, những tán xanh vẫn rì rào khúc hát mến thương." gửi gắm thông điệp gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Thông điệp: dù có vết tích của chiến tranh, dù có những tổn thương, những nghịch cảnh thì cây vẫn cố gắng vượt qua tất cả để vươn lên mà sống, mà phát triển để tỏa rợp bóng mát. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ với con người dù có gặp bao nhiêu khó khăn, vấp ngã thì vẫn phải đứng lên vượt qua khó khăn, để chiến đấu, để hoàn thiện bản thân, góp công vào công cuộc phát triển đất nước…..
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Theo em, thiếu nhi Việt Nam có thể đóng góp những gì trong hành trình bảo vệ cây di sản?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thiếu nhi Việt Nam có thể đóng góp:
- Bảo vệ cây xanh bằng các hành động như không chặt phá cây,…
- Chăm sóc cây xanh: tưới nước, nhặt rác,..
- Tuyên truyền, lan tỏa tinh thần yêu thiên nhiên cho các bạn cùng trang lứa.