Bài 8: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả người trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: a. Ở đoạn đầu, tác giả tả ngoại hình của Hạng A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? b. Khi cày ruộng, động tác và hình dáng của A Chúng có gì đáng chú ý? c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn có tác dụng gì đối với việc tả ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng?
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Hạng A Cháng
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, như gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng "Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chăm vào công việc.
Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thể ruộng, nhìn đường cây, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
Sức lực tràn trề của A Chúng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo Ma Văn Kháng
• Mổng (tiếng Mông): đi
• Sá cày: đường cày.
a. Ở đoạn đầu, tác giả tả ngoại hình của Hạng A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Khi cày ruộng, động tác và hình dáng của A Chúng có gì đáng chú ý?
c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn có tác dụng gì đối với việc tả ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Miêu tả A Cháng bằng những từ ngữ, hình ảnh:
- đẹp người
- Mười tám tuổi
- ngực nở vòng cung
- da đỏ như lim
- bắp tay bắp chân rắn như trắc, như gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
b. Khi cày rộng:
- Động tác: Mắc cày xong thì anh quát lên một tiếng "Mỗng!"
- Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thể ruộng, nhìn đường cây, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cảy thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoái dài hoặc bầm những bước ngắn, gấp gấp...
c. Những hình ảnh so sánh trong bài văn giúp người đọc hình dung rõ hơn về ngoại hình và hành động của Hạng A Cháng.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Quan sát một người lao động vào lúc người đó đang làm việc và ghi lại những điều em quan sát được.
Gợi ý:
a. Người lao động mà em chọn quan sát là ai?
- Một người làm việc ở trường (lao công, bảo vệ,...).
- Một người mà em có dịp tiếp xúc (công an, bác sĩ,...).
- ?
b. Trong khi làm việc, ngoại hình, thái độ,... của người đó có gì đáng chú ý?
Phương pháp giải:
Em quan sát một người lao động vào lúc người đó đang làm việc và ghi lại những điều em quan sát được dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Người em chọn quan sát là bác bảo vệ:
- Hành động và thái độ của bác bảo vệ:
+ Ngoài năm mươi tuổi
+ Dáng người cao, khỏe
+ Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh
+ Đôi mắt sáng, hiền từ
+ Mái tóc ngắn, điểm những sợi bạc
- Đặc điểm nổi bật của về ngoại hình khi làm việc:
+ Mặc bộ quần áo ka ki màu xanh lam, có phù hiệu trên vai
+ Bác thường đội mũ cối màu xanh lá cây
+ Bác cởi mở, tận tình phục vụ
+ Giọng nói dõng dạc khi gọi và nói chuyện với mọi người
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 41 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thông tin về 1 – 2 Cây di sản Việt Nam.
Phương pháp giải:
Em sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu thông tin về 1 – 2 Cây di sản Việt Nam qua sách vở, báo chí, internet,...
Lời giải chi tiết:
Cây Táu Phú Thọ
Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây Táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây Táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây Táu này đã hơn 2100 năm tuổi. Người dân thôn Hương Lan gọi cây táu 2104 tuổi là "cụ cây" bởi từ thời tổ tiên, cây táu đã xuất hiện và trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Năm 2012, "cụ cây" được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận và trao danh hiệu "cây di sản", góp phần trường tồn cùng vùng đất Tổ.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 41 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.
Phương pháp giải:
Em tiến hành ghi lại những thông tin chính về một cây di sản mà em đã tìm hiểu.
Gợi ý :
- Cây ở đâu ?
- Cây có ý nghĩa như thế nào ?
- Đặc điểm của cây ra sao ?
Lời giải chi tiết:
Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây Táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây Táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây Táu này đã hơn 2100 năm tuổi. Người dân thôn Hương Lan gọi cây táu 2104 tuổi là "cụ cây" bởi từ thời tổ tiên, cây táu đã xuất hiện và trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Năm 2012, "cụ cây" được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận và trao danh hiệu "cây di sản", góp phần trường tồn cùng vùng đất Tổ. Có hai cây táu, đó là cây táu hoa trắng (cây bạc) và cây táu hoa vàng (cây vàng). Cây táu bạc có chiều cao 25m, chu vi gốc cây là 6,1m, đường kính tán cây là 27m. Tương truyền khoảng hơn 300 năm trước, trong một trận cuồng phong, cây táu hoa vàng đã bị gãy. Dân làng vô cùng thương tiếc và đi nhiều nơi tìm cây thay thế nhưng không có. Một thời gian sau, từ gốc cây cũ đã mọc lên những chồi biếc, và cứ thế cây táu hoa vàng vươn mình xum xuê, nở hoa vàng rực rỡ trên lưng cây mẹ. Cây táu hoa vàng ngày nay cao 21m, chu vi gốc là 4,5m, đường kính tán cây là 30m.