Bài 8: Mở rộng vốn từ Hoà bình trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A:
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ở cột A và nghĩa ở cột B, giải nghĩa từ và nối phù hợp
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 115 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Thực hiện yêu cầu:
a. Xếp các từ sau vào hai nhóm:
yên bình
bình xét
bình thường
thái bình
bình bầu
bình phẩm
bình lặng
bình giả
bình luận
bình dân
Nhóm các từ chứa tiếng "bình” có nghĩa là không có chiến tranh. |
Nhóm các từ chứa tiếng "bình” có nghĩa là đánh giá. |
b. Đặt câu với một từ thuộc mỗi nhóm ở bài tập a.
Phương pháp giải:
a. Em giải nghĩa các từ và xếp vào nhóm phù hợp.
b. Em suy nghĩ và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
a.
Nhóm các từ chứa tiếng "bình” có nghĩa là không có chiến tranh. |
yên bình thái bình bình lặng |
Nhóm các từ chứa tiếng "bình” có nghĩa là đánh giá. |
bình giả bình luận bình bầu bình dân bình thường bình phẩm bình xét |
b.
- Làng quê thật yên bình.
- Chúng em cùng bình bầu lớp trưởng.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ trong đoạn văn sau:
gìn giữ, hạnh phúc, mong ước, thanh bình
Ca khúc “Em yêu hoà bình" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn thể hiện □ cuộc sống bình yên, □ của các bạn nhỏ. Ca khúc cũng là lời nhắn gửi người lớn hãy luôn biết trân trọng, □ cuộc sống □ cho trẻ thơ.
Theo Lê Vân
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và chọn từ phù hợp để thay thế ô trống.
Lời giải chi tiết:
Ca khúc “Em yêu hoà bình" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn thể hiện mong ước cuộc sống bình yên, hạnh phúc của các bạn nhỏ. Ca khúc cũng là lời nhắn gửi người lớn hãy luôn biết trân trọng, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho trẻ thơ.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 116 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Viết 3 – 4 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc một bài thơ hoặc một truyện thuộc chủ đề “Khúc ca hoà bình”.
Phương pháp giải:
Em dựa vào một bài thơ hoặc một truyện thuộc chủ đề “Khúc ca hòa bình”, suy nghĩ và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.
Gợi ý:
- Đó là bài thơ, truyện gì?
- Cảm xúc của em như thế nào khi đọc?
Lời giải chi tiết:
Đọc bài thơ “Bài ca hòa bình” làm cho em cảm thấy sự chân thành và ấm áp, khơi dậy trong em lòng tin vào khả năng của con người trong việc xây dựng một thế giới hòa bình. Cảm xúc của em được lan tỏa bởi thông điệp nhân văn, khích lệ mọi người đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau, từ đó tạo nên một cộng đồng với tình thương và hòa bình.