Bài 9. 22 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán 11 cùng khám phá Bài tập cuối chương IX Toán 11 Cùng khám phá


Bài 9.22 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá

Hai người ngang tài ngang sức tranh chức vô địch của một cuộc thi cờ tướng. Người giành chiến thắng là người đầu tiên thắng được năm ván cờ

Đề bài

Hai người ngang tài ngang sức tranh chức vô địch của một cuộc thi cờ tướng. Người giành chiến thắng là người đầu tiên thắng được năm ván cờ. Tại thời điểm người chơi thứ nhất đã thắng 4 ván và người chơi thứ hai mới tháng 2 ván, tính xác suất để người chơi thứ nhất giành chiến thắng.

A. 0,8

B. 0,875

C 0,5

D. 0,75

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Có 3 trường hợp xảy ra: Đánh 1 ván, người thứ nhất thắng; Đánh 2 ván, người thứ nhất thắng ở ván thứ hai; Đánh 3 ván, người thứ nhất thắng ở ván thứ ba xác suất.

Lời giải chi tiết

Xác suất thắng thua trong một ván đấu của hai người là 0,5: 0,5

Xét tại thời điểm người chơi thứ nhất đã thắng 4 ván và người chơi thứ hai thắng 2 ván. Để người thứ nhất chiến thắng thì người thứ nhất cần thắng 1 ván và người thứ hai thắng không quá hai ván. Có ba khả năng:

TH1: Đánh 1 ván. Người thứ nhất thắng xác suất là 0,5

TH2: Đánh 2 ván. Người thứ nhất thắng ở ván thứ hai xác suất là \(0,{5^2}\)

TH3: Đánh 3 ván. Người thứ nhất thắng ở ván thứ ba xác suất là \(0,{5^3}\)

\(P = 0,5 + 0,{5^2} + 0,{5^3} = 0,875\)

Chọn đáp án B.


Cùng chủ đề:

Bài 9. 17 trang 102 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 18 trang 102 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 19 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 20 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 21 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 22 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 23 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 24 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Bài 9. 25 trang 103 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Giải Toán 11 Chương 4 Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Giải Toán 11 Chương 5 Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm