Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác phẩm Tác giả
1. Tiểu sử
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) vốn tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.
- Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
- Năm 1885, ông tham gia lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp.
- Năm 1900 ông đậu đầu Giải Nguyên nhưng không ra làm quan mà nung nấu con đường cứu nước theo tư tưởng mới.
- Năm 1904 ông cùng hơn 20 đồng chí khác lập Duy Tân hội chống Pháp.
- Năm 1905 thực hiện phong trào Đông Du
- Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang Phục hội
- Năm 1922 ông định thực hiện chính sách cải tổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự góp ý của Nguyễn Aí Quốc.
- Năm 1925 ông bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án tù chung thân.
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
Ông là cây bút suất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Ngục trung thư”, “Trùng Quang tâm sử”, “Phan Sào Nam văn tập”, “Phan Bội Châu niên biểu”,....
b. Phong cách sáng tác
Văn chương ông có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Đó là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước.
Sơ đồ tư duy về tác giả Phan Bội Châu:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Bài ca chúc Tết thanh niên được viết theo thể hát nói, nằm trong lời đáp từ của Phan Bội Châu, khi học sinh Trường Quốc học và Trường dòng ở Huế tổ chức chúc thọ ông, ngày 29/01/1927.
b. Bố cục : 2 phần
- Phần đầu (từ đầu … “liên hiệp lại”): Lời kêu gọi, thúc giục mọi người cùng nhau đoàn kết để hoàn thanh nhiệm vụ, mục tiêu chung.
- Phần cuối (còn lại): Lời kêu gọi các thanh niên và tư tưởng mới, lối sống mới.
c. Thể loại: hát nói
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Qua bài thơ trên, Phan Bội Châu muốn gửi gắm thông điệp đến toàn thể thanh niên, hãy phát huy tất cả năng lực của mình hãy khát khao hãy tỏa sáng, cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng hưng thịnh và phát triển, ý thức được trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp quê hương đất nước. Đây như là lời dặn dò của thế hệ đi trước dành cho thanh niên Việt Nam.
b. Giá trị nghệ thuật
Tuy còn một số hình ảnh ngôn ngữ có phần đã cũ, nhưng Bài ca chúc Tết thanh niên vẫn là một thành công tiêu biểu cho bút pháp tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu.
Sơ đồ tư duy về văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên: