Bếp lửa (Bằng Việt) 9 — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm chung 3 bộ (CTST, KNTT, Cánh Diều)


Bếp lửa (Bằng Việt) 9

Bếp lửa (Bằng Việt) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Bằng Việt (15/6/1941), tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, quê ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

- Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam.

2. Sự nghiệp

- Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới

- Một số tập thơ tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung với Lưu Quang Vũ), Đất sau mưa (1977), Bếp lửa – khoảng trời (1986),…

Sơ đồ tư duy về tác giả Bằng Việt:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

b. Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

- Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.

c. Thể thơ: tự do

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

b. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

- Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

Sơ đồ tư duy về bài thơ Bếp lửa:


Cùng chủ đề:

Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
Bài hát đồng sáu xu (A - Ga - Thơ Crít - Xti)
Bài phát biểu của Tổng thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An - Tô - Ni - Ô Gu - Tê - Rét)
Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) 9
Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê - Như Ý)
Bếp lửa (Bằng Việt) 9
Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh)
Bíến đổi khí hậu - Mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
Bức thư tưởng tượng (Lý Lan)
Cách suy luận (Ren - Sâm Rít)
Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)