Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 12 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết) — Không quảng cáo

Bài tập cuối tuần Toán 4 có đáp án và lời giải chi tiết Bài tập cuối tuần 12


Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 12 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 12- Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập giúp các em ôn tập lại kiến thức đã được học trong tuần.

Đề bài

PHIẾU BÀI TẬP TOÁN 4 - TUẦN 12

Đề 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Tích của số lớn nhất có hai chữ số khác nhau và số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số là:

A. 980                                        B. 990

C. 1078                                      D. 1089

b) Kết quả của phép tính: 75 × 27 = ….?

A. 2025                                     B. 2035

C. 2045                                     D. 2055

c) Tìm số \(x\) thỏa mãn (3996 – \(x\)) : 36 = 54

A. 5940                                      B. 4172

C. 3456                                       D. 2052

d) Tiền công 1 ngày của người thợ chính là 250 000 đồng và của người thợ phụ là 225 000 đồng. Nếu mỗi người làm 3 ngày công thì số tiền công của cả hai người là:

A. 475 000 đồng                                        B. 1 425 000 đồng

C. 1 620 000 đồng                                    D. 1 920 000 đồng

Câu 2. Tìm cách tính thuận tiện nhất:

a) \(148 \times 25 + 148 \times 75 \)\(= 3700 + 11100 = 14800\)

b) \(148 \times 25 + 148 \times 75 \)\(= 148 \times \left( {25 + 75} \right)\)\( = 148 \times 100 = 14800\)

c) \(184 \times 72 - 184 \times 27 \)\(= 13248 - 4968 = 8280\)

d) \(184 \times 72 - 184 \times 22 \)\(= 184 \times \left( {72 - 22} \right) \)\(= 184 \times 50 = 9200\)

II. Tự luận

Bài 1. Tính bằng 2 cách

a) \(728 \times 36 + 728 \times 64\)

Cách 1:

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Cách 2:

.............................................................

.............................................................

.............................................................

b) \(395 \times 86 - 395 \times 56\)

Cách 1:

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Cách 2:

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Bài 2. Tìm \(x\) biết:

a) \(x \times 42 + x \times 54 + x \times 4 = 25400\)

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

b) \(142 \times x - 41 \times x - x = 40800\)

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Bài 3. Khi nhân một số với 64, một học sinh đã viết nhầm các tích riêng thẳng cột như phép cộng nên được kết quả sai là 1250. Hãy tìm tích đúng.

....................................................................

....................................................................

....................................................................

....................................................................

....................................................................

Bài 4. Tìm số tự nhiên \(\overline {ab} \) biết: \(\overline {ab}  \times a \times b = \overline {bbb} \)

....................................................................

....................................................................

....................................................................

....................................................................

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm

Câu 1.

Phương pháp giải:

a) Số lớn nhất có hai chữ số khác nhau là 98 và số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số là 11. Tìm tích của hai số đó ta tìm được đáp án đúng.

b) Đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.

c) Áp dụng các quy tắc:

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

d) Tính tổng số tiền công của 2 người trong 1 ngày, sau đó tính số tiền công của 2 người trong 3 ngày bằng cách l lấy kết quả vừa tìm được nhân với 3.

Cách giải :

a) Số lớn nhất có hai chữ số khác nhau là 98.

Số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số là 11.

Tích của số số lớn nhất có hai chữ số khác nhau và số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số là:

98 × 11 = 1078

Chọn đáp án C.

b) Đặt tính rồi tính ta có :

\(\begin{array}{*{20}{c}}{\,\, \times \begin{array}{*{20}{c}}{75}\\{27}\end{array}}\\\hline{\,\,\,525}\\{150\,\,\,}\\\hline{2025}\end{array}\)

Vậy 75 × 27 = 2025.

Chọn đáp án A.

c) (3996 – \(x\)) : 36 = 54

3996 – \(x\) = 54 × 36

3996 – \(x\) = 1944

\(x\) = 3996 – 1944

\(x\) = 2052

Chọn đáp án D.

d) Tiền công 1 ngày của cả thợ chính và thợ phụ là:

250 000 + 225 000 = 475 000 (đồng)

Nếu mỗi người làm 3 ngày công thì số tiền công của cả hai người là:

475 000 × 3 = 1 425 000 (đồng)

Chọn đáp án B.

Câu 2.

Phương pháp giải:

Để tính bằng cách thuận tiện nhất, người ta thường sử dụng cách nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu.

a × b + a × c = a × (b + c)

a × b – a × c = a × (b – c)

Cách giải :

Ta có:

+) \(148 \times 25 + 148 \times 75 \)\(= 148 \times \left( {25 + 75} \right)\)\( = 148 \times 100 = 14800\)

+) \(184 \times 72 - 184 \times 22 \)\(= 184 \times \left( {72 - 22} \right) \)\(= 184 \times 50 = 9200\)

Vậy b và d là 2 cách tính thuận tiện nhất.

II. Tự luận

Bài 1.

Phương pháp giải:

Cách 1. Thực hiện phép tính thông thường: biểu thức có phép nhân và phép cộng thì thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau.

Cách 2. Áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu.

a × b + a × c = a × (b + c)

a × b – a × c = a × (b – c)

Cách giải :

a) \(728 \times 36 + 728 \times 64\)

Cách 1:

\(\begin{array}{l}728 \times 36 + 728 \times 64\\ = 26208 + 46592\\ = 72800\end{array}\)

Cách 2:

\(\begin{array}{l}728 \times 36 + 728 \times 64\\ = 728 \times \left( {36 + 64} \right)\\ = 728 \times 100\\ = 72800\end{array}\)

b) \(395 \times 86 - 395 \times 56\)

Cách 1:

\(\begin{array}{l}395 \times 86 - 395 \times 56\\ = 33970 - 22120\\ = 11850\end{array}\)

Cách 2:

\(\begin{array}{l}395 \times 86 - 395 \times 56\\ = 395 \times \left( {86 - 56} \right)\\ = 395 \times 30\\ = 11850\end{array}\)

Bài 2.

Phương pháp giải:

Áp dụng cách nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu mở rộng.

a × b + a × c + a × d = a × (b + c + d)

a × b – a × c – a × d = a × (b – c –d)

Cách giải :

a) \(x \times 42 + x \times 54 + x \times 4 = 25400\)

\(\begin{array}{l}x \times \left( {42 + 54 + 4} \right) = 25400\\x \times 100 = 25400\\x = 25400:100\\x = 254\end{array}\)

b) \(142 \times x - 41 \times x - x = 40800\)

\(\begin{array}{l}x \times \left( {142 - 41 - 1} \right) = 40800\\x \times 100 = 40800\\x = 40800:100\\x = 408\end{array}\)

Bài 3.

Phương pháp giải:

Khi nhân một số với số 64 mà viết nhầm các tích riêng thẳng cột, tức là bạn đó chỉ nhân số ban đầu với tổng các chữ số của số 64, tức là nhân với 10. Từ kết quả sai, ta tìm được số tự nhiên ban đầu.

Cách giải:

Khi nhân một số với số 64 mà viết nhầm các tích riêng thẳng cột, tức là bạn đó chỉ nhân số ban đầu với tổng các chữ số của số 64, tức là nhân với 10 (vì 6 + 4 = 10).

Số nhân với 64 là: \(1250:10 = 125\)

Vậy tích đúng là: \(125 \times 64 = 8000\)

Đáp số: 8000.

Bài 4.

Phương pháp giải:

Chia cả 2 vế cho b, ta thu được tích giữa \(\overline {ab} \) và a là một số.

Từ số đó, ta có thể dự đoán được số a có giá trị bao nhiêu.

Xét từng trường hợp giá trị của a, ta sẽ tìm được b.

Cách giải :

\(\begin{array}{l}\overline {ab}  \times a \times b = \overline {bbb} \\\overline {ab}  \times a = \overline {bbb} :b\\\overline {ab}  \times a = 111\end{array}\)

Vì 111 là số lẻ nên cả số \(\overline {ab} \) và a đều là số lẻ, do đó, a chỉ có thể là 1, 3, 5, 7, 9 nhưng 111 chia hết cho các số có 1 chữ số là 1 và 3 nên \(a = 1\) hoặc \(a = 3\).

Nếu \(a = 1\) thì \(\overline {ab}  = 111:1 = 111\) (loại)

Nếu \(a = 3\) thì \(\overline {ab}  = 111:3 = 37\)

Tức là \(b = 7\).

Thử lại, ta có: \(37 \times 3 \times 7 = 777\)(đúng)

Vậy số đó là số \(37\).


Cùng chủ đề:

Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 10 - Đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 10 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 11 - Đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 11 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 12 - Đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 12 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 13 - Đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 13 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 14 - Đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 14 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)
Bài tập cuối tuần Toán 4 Tuần 15 - Đề 2 (có đáp án và lời giải chi tiết)