Bài văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất


Bài văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu

Trưởng thành trong phong trào yêu nước của thanh niên học sinh, nhà thơ nhiệt thành đi tìm đường cứu nước: "Con lớn lên con tìm Cách mạng". Và trong đêm dày nô lệ, nhà thơ cảm thấy tâm hồn "bừng nắng hạ" kể từ ấy.

Tố Hữu là nhà thơ xứ Huế, đứa con thân yêu của vùng quê núi Ngự, sông Hương. Trưởng thành trong phong trào yêu nước của thanh niên học sinh, nhà thơ nhiệt thành đi tìm đường cứu nước: "Con lớn lên con tìm Cách mạng". Và trong đêm dày nô lệ, nhà thơ cảm thấy tâm hồn "bừng nắng hạ" kể từ ấy.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ;

Mặt trời chân lí chói qua tim".

"Từ ấy" là thời điểm (1938) nhà thơ được giác ngộ cách mạng, bắt gặp lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ về lí tường cách mạng, về chủ nghĩa Mác - Lenin. Chữ “chói" (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim - tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.

Bóng tối đêm dày nô lệ như bị xua tan, người chiến sĩ cách mạng cảm thấy cuộc đời mình, con đường mình hướng tới "bừng nắng hạ". Đây là hai câu thơ đẹp nhất của Tố Hữu viết vẻ lí tưởng cách mạng. Ngôn từ (bừng, chói), hình ảnh (mặt trời chân lí) rất hay, rất sáng tạo. Lúc nào đọc ta vẫn cảm thấy mới mẻ, vần thơ tràn ngập ánh sáng.

Hai câu thơ ba, bốn tiếp theo nói về "hồn tôi" từ thuở ấy, từ khi '"bừng nắng hạ":

"Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

Nhà thơ sử dụng một lối so sánh đặc biệt: Hồn tôi là một vườn hoa lá"... Khu vườn ấy xanh màu xanh của lá, rực rỡ màu của hoa, "rất đậm hương" ngào ngạt. Khu vườn đẹp tươi ấy "rộn tiếng chim" hót nghe rất vui. Các từ gợi tả: "đậm”, "rộn" thể hiện sức sống và vẻ đẹp của vườn hoa lá, của "hồn tôi" từ khi có chủ nghĩa Mác - Lênin, có "Mặt trời chân lí chói qua tim". Hai câu thơ nói lên tác dụng kì diệu của lí tưởng cách mạng.

Tố Hữu yêu nước, yêu chủ nghĩa Mác - Lênin mới có cách nói hay, rất hình tượng về lí tưởng cách mạng. "Mặt trời chân lí" và "vườn hoa" là hai hình tượng rất đẹp, rất thơ. Các từ ngữ: "từ ấy", "bừng", "chói", "đậm", "rộn" - được chọn lọc tinh tế làm cho vần thơ cất cánh trong tâm hồn chúng ta.


Cùng chủ đề:

Bài nghị luận về tôn sư trọng đạo
Bài tham khảo: Tự tình 3 - Tranh tố nữ
Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ Tràng Giang để làm sáng tỏ nhận xét trên
Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó - Ngữ Văn 12
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 12
Bài văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Bàn về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưỏng chi phối tất cả
Bàn về sự nghiệp sáng tác của tác gia Xuân Diệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Nhìn một cách … trần thế nhất”. Phân tích một số bài thơ của Xuân Diệu viết trước cách mạng, anh (chị)
Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống
Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: “Thơ Xuân Diệu … tha thiết”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây thông qua sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám