Bình giảng đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi...Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
“Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu, được in trong tập Thơ thơ, xuất bản lần đầu năm 1938. “Vội vàng” là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt và quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. Đoạn thơ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc: vui, rộn ràng, say đắm của nhà thơ khi mùa xuân đến.
Dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu
- Dẫn vào phân tích 13 câu thơ đầu của Vội vàng
b. Thân bài:
* Bốn câu thơ đầu: Nhưng khao khát lạ lùng cùng hai cái “tôi’ của Xuân Diệu.
- Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân của hương hoa cỏ.
- Sự xuất hiện của cái tôi ngông cuồng, thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời mang đến một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng.
* Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định.
- Điệp khúc “Này đây…” khiến người độc liên tưởng đến một khúc ca đắm say, vui tươi.
- Bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu được gợi lên từ những cảnh sắc hết sức bình thường nhưng lại mang vẻ đẹp tràn trề sức sống:
+ Hình ảnh ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của “cành tơ phơ phất”, sự rộn rã, mê ly trong “khúc tình si” của cặp yến anh.
+ “ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc có nhiều liên tưởng về một thứ ánh sáng tuyệt diệu, dịu dàng bao trùm khắp không gian.
* Bức tranh tuổi trẻ, tình yêu:
- Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu đều có đôi có cặp: ong đi với bướm đắm say ngọt ngào, trẻ trung trong “tuần tháng mật”, hoa hòa quyện với đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt và thấu hiểu, tràn đầy sức xuân, lá đi với “cành tơ phơ phất” thể hiện tình yêu quyến rũ, mềm mại và lả lướt, yến anh là mối tình chung thủy, gắn bó với “khúc tình si”
- “Ánh sáng chớp hàng mi”: Gợi liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ khép hờ mắt dưới ánh nắng ban mai, mang dáng vẻ hình hài trẻ trung, son sắc là niềm say mê của nhà thơ.
- Tình yêu không chỉ nằm trong khuôn khổ tình yêu năm nữ mà còn thể hiện ở cả tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời mà Xuân Diệu xúc động viết “Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng”, thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ.
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề
Bài mẫu
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. "Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ - bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
Mở đầu đoạn thơ là ý nguyện của thi sĩ một tâm hồn yêu đời:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Bằng biện pháp điệp ngữ, bài thơ khẳng định ý chí của chủ thể trữ tình cái “tôi” muốn tắt nắng để đừng mất màu đẹp rực rỡ, buộc gió không cho hương bay đi, để được hưởng thụ nó, thưởng thức nó. Ý nguyện của thi sĩ là muốn tác động vào vũ trụ để nguyện vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp thực của nó trong hiện tại, vẻ đẹp chóng mất, chóng phai tàn. Đó là một ý nguyện chủ quan của thi sĩ. Điều đó dường như vô lí “xa vời cuộc sống”, “thoát li hiện thực” nhưng nó lại có lý trong tâm hồn: say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống của thi sĩ. Đó là nhửng vần thơ dạt dào cảm hứng của một tâm hồn thi sĩ yêu đời, trân trọng và nâng niu cuộc sống.
Tình yêu thiên nhiên một tình cảm muôn đời của người nghệ sĩ như sự cảm nhận của Xuân Diệu — thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) thật lạ. Dường như mọi giác quan của thi sĩ đều run lên đón nhận mọi âm thanh, mọi sắc màu, đón nhận cái hữu hình và cả cái vô hình vấn vương cùa tạo hóa. Từ ý nguyện dẫn đến hành động, ý nguyên giữ mãi cuộc sống, để hưởng thụ cuộc sống. Điều đó thể hiện nhiệt tình sống cùa tác giả khi chợt đến mùa xuân.
Rồi đây nửa, hình ảnh của sự sống muôn màu sắc, thật tốt tươi, thật ngon lành đang dạt dào ùa vào tâm hồn thi sĩ:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”.
Điệp ngữ “này đây" liệt kê một loạt những hình ảnh đẹp miêu tả mùa xuân: hoa của đồng nội xanh rì; lá của cành tơ phơ phất; của yến anh khúc hát tình ca say mê cuồng nhiệt trong tình yêu; ánh sáng chớp hàng mi.
Trước màu xuân tươi đẹp ấy ai mà không rung động? Vậy thì tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu sao lại không say trong chập chờn của “ong bướm” ngày xuân đang vào độ tràn đầy hanh phúc bên “yến oanh” quấn quýt để hưởng “khúc tình si” ? Không xao xuyến đến nao lòng sao được trước cái mát, mẻ, tươi non của sắc “Hoa của đồng nội xanh rì” và lá non bên “cành tơ phơ phất” ?
Những hình ảnh thơ thật chân thật, tươi nguyên và tràn trề nhựa sông. Nhà thơ lãng mạn đón nhận sự sống thanh xuân bằng cặp mắt — cặp mắt “xanh non”, cặp mắt “biếc rờn” ngơ ngác và đầy vui sướng. Nhà thơ đã phát hiện ra biết bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm của thế giới thiên nhiên và con người trần thế rất đỗi bình dị và gần gũi này. Phát hiện ra nó, đón nhận và cao hơn nữa là sự níu giữa sự sông bằng cả tấm lòng, bằng cả ý muốn chủ quan của mình. Điều đó giải thích tại sao “tôi muốn”, lí giải ý nguyện của mình vì: Mùa xuân đẹp lắm.
Sự sống mùa xuân quanh ta thật hấp dẫn, thật say lòng người khiến tâm hồn thi sĩ như cất lên tiếng reo vui:
“Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”
Vẻ đẹp mùa xuân một vẻ đẹp say đắm, xanh non, tươi trẻ, vẻ đẹp thực của trần thế rất bình dị và gần gũi, nó không phải là vẻ đẹp ở chốn tiên thơ mộng, huyền ảo và hấp dẫn mà Thế Lữ đã tìm ra:
“Trời cao, xanh ngắt - Ô kia
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai
Theo chim, tiếng sáo lên khơi
Lại theo dòng suối bên người tiên nga”
(Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ).
Vẻ đẹp mà Xuân Diệu cảm nhận thấy là vẻ đẹp của thiên nhiên quanh ta nhưng nó đẹp một vẻ tươi trẻ, say đắm, nó hợp với con người nơi trần thế và trong vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân ấv, cảm xúc của nhà thơ thật vui, rộn ràng và say đắm.
Niềm say mê ấy thật cuồng nhiệt và mãnh liệt biết bao khi thi sĩ thốt lên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Hình ảnh thơ thật độc đáo, hinh ảnh so sánh rất Xuân Diệu. Nhà thơ đã so sánh khái niệm thời gian “tháng giêng” một hình ảnh vô hình với một hình ảnh cụ thể “cặp môi” và truyền cho người đọc một cảm giác thật cụ thể “ngon”, “gần” ...
Sau cái phút giây bồng bột cảm hứng ấy, nhà thơ chợt tỉnh lại được và tự ý thức được về thời gian:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
Một trạng thái đối lập mở ra một trạng thái tâm hồn mới: Mùa xuân đẹp hấp dẫn làm cho thi sĩ “sung sướng” nhưng rồi có cái gì đó khiến cho thi sĩ phải “vội vàng”, phải hưởng thụ mùa xuân ngay lúc mùa xuân đến, phải hưởng thụ ngay cái vẻ say đắm của nó trong hiện tại, phải tận hưởng mùa xuân khi nó còn tươi non, hấp dẫn và phải hưởng thụ ngay khi nó còn “mới bắt đầu” đê sau khi mùa xuân đã qua, mùa hạ đến không phải nuối tiếc, ân hận.
Nhà thơ bộc lộ niềm say mê, vui sướng bất chợt khi mùa xuân vừa đến nhưng rồi nhà thơ chợt tỉnh lại được, ý thức được về thời gian mà từ đó hưởng thụ mùa xuân ngay trong thực tại.
Đoạn thơ làm nổi bật phong cách thơ Xuân Diệu: Dùng điệp ngữ, sử dụng biện pháp thậm xưng, hình ảnh đẹp, độc đáo, táo bạo. Thơ xưa nào đã mấy ai dám bộc lộ tiếng nói cương quyết và dứt khoát như sự lên tiếng của Xuân Diệu? Và đã mấy ai dám so sánh mùa xuân với một hình ảnh cụ thể, rất thực “cặp môi gần” trong tinh yêu lứa đôi, vật chất hóa khái niệm trừu tượng là thời gian để ca ngợi vẻ hấp dẫn của mùa tháng giêng, mùa xuân. Không có tình yêu tha thiết, yêu cuộc sông đến mức cuồng nhiệt làm sao có được những vần thơ mê say và cháy bỏng ấy.
Ta hãy lật giở những trang thơ mùa xuân của các thi sĩ xưa và nay xem họ tìm thấy và cảm nhận được những gì ở mùa xuân:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điềm một vài bóng hoa”
(Truyện Kiểu - Nguyễn Du)
Một vẻ đẹp kiều diễm. Còn đây hình ảnh rất gần gũi, bình dị nhưng gợi buồn:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sống tròi
Quán tranh đứng im lìm trong váng lãng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
(Chiểu xuắn - Anh Thơ)
Còn mùa xuân ở đây rất đẹp, tràn trề sức sông, rạo rực niềm vui:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
“Nhà thơ thực đã đón nhận mùa xuân với tất cả tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa cửa tâm hồn... Nghe bằng tai chưa đã, anh nghe cả bằng trái tim xáo động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo” (Vũ Dương Quỹ).
Còn dây nữa, sự cảm nhận mùa xuân của một tâm hồn cách chúng ta sáu thê kỉ đó là Nguyễn Trãi:
“Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đây buồng lạ, mầu thâu đêm
Tinh như một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem”
(Cây chuối)
Một sự giao cảm của thiên nhiên, một hình ảnh rất thực, đẹp đẽ và thanh tú nhưng cũng hết sức phong tình. Bài thơ làm ta liên tưởng một mối tình vừa chớm nở trong trắng, say đắm, kín đáo, e ấp. Điều đó càng làm cho chúng ta thấy rõ: xưa và nay các nhà thơ đã viết và viết nhiều về mùa xuân nhưng nó rất giản dị, rất đời. thường và có chăng cũng chỉ bộc lộ một cách kín đáo, tế nhị như Nguyễn Trãi đã viết trong bài thơ trên mà thôi. Và càng chứng minh cho chúng ta thấy sự táo bạo của Xuân Diệu.
Thi sĩ cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống bằng con mắt tươi non và từ đó diễn tả niềm ham sống say mê, mãnh liệt, một khát vọng hưởng thụ vẻ đẹp có thực nơi trần thế.
Niềm khao khát giao cảm với đời đặt vào hoàn cảnh thanh niên sống trong nỗi sầu thế kỉ, nỗi buồn thời đại, những dòng thơ này có ý nghĩa giúp cho con người tình yêu cuộc sống và tận hưởng niềm hạnh phúc trần thế, giúp cho chúng ta mỗi con người phải biết quý trọng tuổi thanh xuân của mình, tuổi thanh xuân không bao giờ trở lại để cho mỗi chúng ta sau này không phải ân hận, nuối tiếc. Đoạn thơ cũng thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Tuy Xuân Diệu không nói đến sự công hiến nhưng chúng ta phải nhận thức được điều đó: Yêu đời, yêu cuộc sống để có trách nhiệm với đời, để làm cho cuộc sống có ý nghĩa xứng đáng chứ không phải chỉ tận hưởng, hưởng thụ những gì tốt đẹp nhất của mùa xuân của tuổi thanh xuân cho thỏa mãn.
Đoạn thơ càng làm cho chúng ta hiểu hơn về Xuân Diệu một tám hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt và hiểu được cách nhìn, đón nhận và cảm xúc của ông khi mùa xuân đến. Đoạn thơ cũng giúp cho chúng ta càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sông hơn. Thật đáng trân trọng biết bao một tâm hồn một nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ, luôn luồn sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời đã, đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng những người biết và yêu thơ ông.
Xem các bài tham khảo khác tại đây: