Cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em hoặc một kỉ niệm của bản thân lớp 6 — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức Hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em ho


Cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em hoặc một kỉ niệm của bản thân lớp 6

a) Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể lại b) Thân bài: - Kể khái quát về trải nghiệm: + Trải nghiệm đó xảy ra vào lúc nào? Có bất ngờ không?

Hướng dẫn phân tích đề bài

- Dạng bài văn: tự sự (kể)

- Yêu cầu: kể lại một trải nghiệm của bản thân mà em nhớ nhất

- Khái niệm cần làm rõ: Trải nghiệm chính là quá trình tìm tòi, khám phá và trải qua những điều mới mẻ.

Dàn bài chung

a) Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể lại

b) Thân bài:

- Kể khái quát về trải nghiệm:

+ Trải nghiệm đó xảy ra vào lúc nào? Có bất ngờ không?

+ Có những ai đã cùng em trải qua trải nghiệm đó?

+ Thời tiết của ngày hôm đó như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm của em không?

- Kể lại chi tiết diễn biến trải nghiệm:

+ Em đã làm gì đầu tiên (cùng với ai) để đánh dấu bắt đầu hoạt động trải nghiệm đó?

+ Trong quá trình trải nghiệm, em đã làm những gì? Suy nghĩ và cảm xúc của em ra sao?

+ Điều gì khiến em ấn tượng nhất trong quá trình trải nghiệm? Khiến em nhớ mãi về trải nghiệm này?

+ Kết thúc trải nghiệm, em đã có cảm xúc gì? Em đã nhận được điều gì sau khi kết thúc hành trình đó?

c) Kết bài:

+ Ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em

+ Những cảm xúc của em mỗi khi nhớ về trải nghiệm đó

Ví dụ minh họa

1. Kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê

a. Dàn ý chi tiết

Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về chuyến thăm quê.

Gợi ý:

Quê hương là một phần máu thịt của mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần yêu mến và trân trọng quê hương của mình…

Thân bài

- Khái quát

+ Thời gian: dịp lễ Tết, nghỉ hè…

+ Về thăm quê cùng: bố, mẹ, anh, chị…

- Kể lại chuyến về thăm quê

+ Trước khi về quê: mọi người trong gia đình tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân; mẹ mua quà tặng cho ông bà, họ hàng; cả nhà dậy sớm bắt xe về quê.

+ Khi về quê: xe đưa về tận nhà ông bà; mọi người cùng ăn bữa cơm sum họp gia đình; hôm sau bố mẹ đi thăm họ hàng;...

+ Khi trở về thành phố: bản thân cảm thấy nuối tiếc; mong muốn sẽ trở lại thăm quê…

- Cảm xúc, suy nghĩ sau chuyến đi

+ Cảm thấy trân trọng, tự hào về quê hương.

+ Tự hứa cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương.

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của chuyến về thăm quê.

Gợi ý:

Sau chuyện về thăm quê, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào. Từ đó, tôi sẽ cố gắng học tập tốt để tương lai có thể xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

b. Các bài văn mẫu tham khảo

Bài văn mẫu số 1

Hằng năm, cứ đến dịp nghỉ hè, tôi lại được về thăm quê. Năm nay, tôi đã xin bố mẹ cho ở lại chơi lâu hơn. Ở đây, tôi có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Quê hương của tôi là một vùng đất thanh bình. Mỗi ngày mới bắt đầu trên quê đều rất đẹp. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Ông mặt trời thức dậy, xuất hiện sau lũy tre xanh. Cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc. Những hạt sương đọng trên lá dần tan biến. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Không khí vô cùng trong lành, dễ chịu. Thật khó để tìm được sự yên bình như vậy ở thành phố.

Tôi thức dậy sớm, vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng. Sau đó, tôi cùng với các bạn trong xóm rủ nhau ra đồng chơi. Cánh đồng lúa vàng ươm, thơm mùi lúa chín. Những bông lúa uốn cong, nặng trĩu. Thỉnh thoảng, tôi lại thấy vài chiếc nón nhấp nhô. Các bác nông dân đang gặt lúa. Khuôn mặt của các bác đầy hớn hở, vui tươi. Trên bầu trời xanh thẳm, đàn cò trắng bay lả lơi. Những chú trâu hiền lành đang từ tốn gặm cỏ non ven con đê. Tôi và các bạn rủ nhau chơi thả diều, rồng rắn lên mây hay trốn tìm. Sau đó, chúng tôi còn rủ nhau thi đá bóng. Khoảng sân cỏ rộng rãi gần cánh đồng chính là nơi tụ tập của đám trẻ con trong làng.

Đến trưa về, tôi còn được thưởng thức rất nhiều món ăn của bà ngoại. Những món ăn đậm chất thôn quê, giản dị nhưng ngon tuyệt. Tôi thích nhất là món sườn xào chua ngọt, rau muống luộc ăn cùng cà pháo. Hương vị này khiến tôi vẫn nhớ nhung khi còn ở thành phố. Buổi chiều, tôi còn theo ông ra thăm đồng, hoặc có khi giúp ông tưới nước, bắt sâu cho vườn cây. Khu vườn của ông bà vào mùa nào cũng có thức quả ngon. Tối nào, tôi cũng được thưởng thức, khi thì quả xoài, khi thì quả nhãn. Thật tuyệt vời làm sao!

Quê hương thật quan trọng đối với mỗi con người. Những kỉ niệm đẹp đẽ khiến tôi thêm yêu quê hương. Lúc nào, tôi cũng mong đến hè thật nhanh để lại được về thăm quê, thăm ông bà ngoại của mình.

Bài văn mẫu số 2

“Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ…”

Những lời trong bài thơ “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã gợi nhắc mỗi người về vai trò quê hương. Với riêng em, quê hương là một phần thật quan trọng. Nghỉ hè năm nay, em đã được về thăm quê.

Từ sáng sớm, em và bố mẹ đã ra bến xe. Xe ô tô đi mất khoảng hai tiếng là về đến quê. Ông bà nội đã đứng chờ ngoài cổng. Em liền chạy đến chào hỏi, rồi ôm chầm lấy ông bà. Những ngày ở quê, em đã có nhiều kỉ niệm đẹp.

Quê hương của em là một vùng quê thanh bình. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Không khí làng quê thật dễ chịu, khác hẳn nơi thành phố. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Tiếng chim hót ríu rít chào ngày mới nghe thật vui tai.

Sau khi đánh răng rửa mặt rồi ăn sáng. Em cùng với nhóm bạn trong xóm rủ nhau ra đồng chơi. Chúng em cùng nhau thả diều, câu cá hoặc chơi nhảy dây. Các bác nông dân vẫn đang hăng say làm việc trên cánh đồng. Những chiếc nón nhấp nhô trong lúa vàng. Khuôn mặt của ai cũng vui tươi, hớn hở. Một vụ mùa bội thu hứa hẹn cho một năm sung túc, ấm no. Khi trở về nhà, em còn được thưởng thức những món ăn do bà nấu. Toàn món ăn quê hương dân dã mà rất hấp dẫn.

Quê hương của em đang ngày càng phát triển hơn. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập tốt để mai này trở về dựng xây quê hương giàu đẹp hơn nữa.

2. Viết bài văn kể về một lần em mắc lỗi

a. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

- Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

- Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

- Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

- Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

b. Bài văn mẫu tham khảo

Trong cuộc sống, con người thường mắc phải nhiều lỗi lầm. Tôi cũng vậy, tôi đã từng khiến cho bố mẹ phải phiền lòng vì mình.

Đó là năm tôi học lớp sáu. Tôi vốn là một đứa trẻ ham chơi nên không chịu học tập chăm chỉ. Cuối học kì một, kết quả học tập của tôi rất kém. Sau buổi tổng kết, cô giáo đã đến nhà để trao đổi với bố mẹ tôi. Chiều hôm đó, tôi về nhà mà cảm thấy rất lo lắng. Về đến nhà, tôi đã thấy bố mẹ ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ, và chờ đợi những lời trách mắng. Nhưng không, bố mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng trò chuyện với tôi.

Bố nói rằng, cô giáo đã đến trao đổi tình hình học tập của tôi. Cô giáo nói rằng tôi là một học sinh thông minh, nhưng chưa chăm chỉ. Điều đó khiến cho thành tích của tôi không tốt. Bố còn kể cho tôi nghe về quãng đời học sinh của mình. Bố cũng đã từng ham chơi, trốn học khiến cho ông bà phiền lòng. Mẹ cũng kể về tuổi thơ của mẹ cho tôi nghe. Vì gia đình nghèo, nên mẹ chỉ được học hết cấp hai, sau đó phải nghỉ học để phụ giúp bà ngoại. Mẹ rất mong muốn được đi học tiếp nhưng không thể. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nghẹn ngào.

Lần đầu tiên, tôi được nghe những lời chia sẻ chân thành từ bố mẹ. Buổi trưa hôm ấy trôi qua nhẹ nhàng. Sau buổi chia sẻ, cả nhà tôi cùng nhau ăn cơm. Những món ăn mẹ nấu toàn là món mà tôi thích. Tôi lén nhìn mẹ, thấy khuôn mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Dù có tức giận, thất vọng về tôi nhưng bố mẹ vẫn yêu thương, quan tâm đến tôi. Tôi cảm thấy bản thân cần phải cố gắng học tập. Bởi bố mẹ đã vất vả làm việc để cho tôi có cơ hội được đi học.

Gia đình rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Bởi ở đó có những người luôn yêu thương, bao dung chúng ta. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi những lời yêu thương nhất đến bố mẹ.


Cùng chủ đề:

Bài 7: Thế giới cổ tích - Văn mẫu 6 Kết nối tri thức
Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Văn mẫu 6 Kết nối tri thức
Bài 9: Trái Đất - Ngôi nhà chung - Văn mẫu 6 Kết nối tri thức
Bài học cuộc sống được rút ra từ văn bản Điều không tính trước của Nguyễn Nhật Ánh lớp 6
Cách kết bài cho biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận lớp 6
Cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em hoặc một kỉ niệm của bản thân lớp 6
Cách mở bài cho biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận lớp 6
Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Cảnh đẹp của Sa Pa lớp 6
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình lớp 6
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Dòng sông quê em mùa nước lũ lớp 6