Cách sử dụng nói giảm nói tránh
Việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng
1. Nói giảm nói tránh sử dụng như thế nào?
Mặc dù, nói giảm nói tránh có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, phải thật sự linh hoạt sử dụng biện pháp tu này trong từng trường hợp cụ thể, tránh sử dụng không hợp lý.
Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh chắc chắn sẽ phát huy trong những trường hợp sau như:
- Khi bạn muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự.
- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.
- Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng trong những tình huống như:
- Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi.
- Khi bạn cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như là biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…
Như vậy, việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng. Nên bạn đọc cần chú ý nhé!
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ:
- Nếu muốn tránh cảm giác đau buồn, thay vì nói từ “chết”, ta sẽ nói “mất, qua đời”
- Muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sử và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý, thay vì nói thẳng khuyết điểm nóng nảy của một người nọ một cách thô thiển, ta sẽ nói “Bạn cần phải bình tĩnh lại”
- Muốn tránh cảm giác thô tục, thiếu phần lịch sự, thay vì nói “Bạn nam kia bị mù”, ta sẽ nói “Bạn nam kia bị khiếm thị”