Cảm nhận bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Câu cá mùa thu


Cảm nhận bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ Thu điếu đã gợi tả vẻ đẹp mùa thu làng quê, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Dàn ý

I. Hiểu biết chung.

- Tác giả (SGK).

- Chùm thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

- Ba bài thơ sử dụng bút phát chấm phá để gợi tả mùa thu ở làng quê cỏ vẻ đẹp trong sáng, thanh sơ, vắng lặng qua cái nhìn đắm lặng và sự rung động tinh tế của hồn thơ. Ba bài thơ còn thể hiện niềm ưu tư trước thời cuộc với nỗi buồn đất nước kín đáo, da diết.

- Bài thơ Thu điếu (Câu cá mùa thu) có nét đặc sắc riêng khi thể hiện được thần thái của mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ.

II. Hướng cảm thụ.

1 . Nếu trong Thu vịnh khung cảnh mùa thu thật rộng lớn, bát ngát thì ở bài thơ này khung cảnh mùa thu được giới hạn trong ao thu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyên câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo lờn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Không gian hẹp nên hình ảnh nào cũng nhỏ nhắn, duyên dáng: chiếc thuyền câu bé tẻo, làn sóng gợn tí, lá vàng rơi. Bằng xúc giác, nhà thơ đã cảm nhận hơi lạnh man mát tỏa ra từ làn nước ao thu. Nước mùa thu xanh, trong veo, hất dộng. Cơn gió vô tình lùa qua làm lao xao mặt nước, sóng gợn lên một tí rồi phẳng lặng trở lại, lá vàng khẽ đưa chơi vơi làm cho cảnh thu thêm sinh dộng. Tất cả đã đựng lên không khí tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Chiếc thuyền câu xuất hiện cho thấy dấu vết của cuộc sống nhưng không khuấy động được không khí yên tĩnh của chiều thu.

Gió thu nhè nhẹ hòa hợp với hơi thu se lạnh và lá vàng chơi vơi đem đến cho mùa thu vẻ đẹp tự nhiên trong sáng êm đềm và gợi cảm giác lâng lâng mát mẻ. Hồn thơ đang đắm chìm trong vẻ đẹp thân thuộc bình dị, đơn sơ ấy.

Không gian được mở rộng và nâng lên:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Những cụm mây trắng lơ lửng in trên nền trời xanh biếc. Không gian cũng bất động như làn nước để gợi lên hồn thu yên ả, tịch mịch. Ngõ trúc quanh co hun hút càng làm tăng thêm chiều sâu thanh vắng. Chỉ cần một hình ảnh ngõ trúc thân thuộc, tác già cũng đã lột tả được không khí thần thái của làng quê.

Đặc sắc nghệ thuật của Thu điếu là sự hòa diệu của màu sắc trong trẻo: xanh trời, xanh nước, xanh trúc, xanh bèo, của cử động: gợn tí, sẽ đưa, đớp động; của hình ảnh: nước trong, trời cao, mây trắng, ngõ vắng, thuyền câu. Tất cả như say trong cái tĩnh lặng. Chi có một âm thanh khuấy động: tiếng cá đớp, nhưng âm thanh này cũng góp phần làm tăng thêm cái tĩnh của chiều thu. Từ thi liệu đến nghệ thuật tả, lấy “động” để tả “tĩnh” biểu hiện vẻ đẹp cổ điển của bài thơ. Cách gieo vần eo cho thấy không gian như đang thu lại, hơi lạnh cũng se sắt và nhà thơ cũng đang thu mình trong cô đơn, u uẩn.

Sự rung động tinh tế và niềm say mê trước vẻ đẹp bình dị của mùa thu quê hương đã bộc lộ tình quê hương tha thiết của nhà thơ. Bài thơ mở ra một thế giới trong sáng, yên tĩnh, sâu lắng. Đó cũng là thế giới tâm hồn của nhà thơ, tương phản với chốn quan trường nháo nhác, lợi danh.

2. Hình ảnh nhà thơ.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng dược,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nhà thơ đi câu cá nhưng chi thấy tựa gối ôm cần nhìn trời mây, lá rụng, đắm say cùng cảnh vật rồi hồn thơ trôi tận đâu đâu. Đến khi có tiếng cá đớp, nhà thơ mới giật mình quay về thực tại. Chứng tỏ nhà thơ đâu có tha thiết gì đến việc câu cá.

Người xưa lấy việc câu cá để đợi thời như Khương Tử Nha đời nhà Chu, hay lấy việc câu cá để lánh xa danh lợi như Nghiêm Tử Lãng đời nhà Hán - Trung Hoa, Nguyễn Khuyến đi câu là lánh dục, về với thiên nhiên thanh trong, để giữ cho tâm hồn được yên tĩnh thanh cao. Trong hoàn cảnh đất nước thời bây giờ, việc làm này cho thấy một nhân cách thật đáng quý, đáng trọng.

III. Kết luận.

- Thu điếu gợi tả vẻ đẹp mùa thu làng quê, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Bài thơ còn kín đáo thể hiện nỗi buồn đất nước và nhân cách đẹp của nhà thơ.

- Bài thơ sử dụng bút pháp cổ điển trong gợi tả những ngôn từ thuần Việt giản dị, tinh tế có khả năng lột tả được thần thái của cảnh và trạng thái tâm hồn thi nhân.

Xem thêm dàn ý khác tại đây:

Bài tham khảo

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu ( Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm ) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

Trước khung cảnh tĩnh lặng, quạnh quẽ và lạnh lẽo của mùa thu, nhà thơ trở lại với buổi câu cá mùa thu:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Xung quanh cái u buồn, vắng lặng của mùa thu, thi sĩ trở lại tập trung câu cá để khiến tâm hồn thêm thư thái. Hình ảnh “tựa gối” chỉ sự chăm chú nhưng đầy nghĩ suy thật lâu trước cảnh sắc đượm buồn mùa thu. Miên man trong những dòng cảm xúc buồn, cô đơn ấy nên khiến nhà thơ giật mình khi có chú cá nhỏ “đớp động dưới chân bèo”. Câu thơ cho thấy tậm trạng suy tư của nhà thơ, cảm giác buồn, một nỗi buồn xa vắng. Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi ông về ở ẩn nơi thôn quê. Nếu đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, người đọc càng hiểu hơn cái tình trong Thu điếu . Bởi bài thơ còn chất chứa cả một nỗi buồn thời thế, nhà thơ buồn cho thời buổi loạn lạc, lầm than lúc bấy giờ nhưng có ai để sẻ chia, giãi bày.

Thu điếu là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về mùa thu. Đọc bài thơ người đọc ấn tượng bởi cảnh sắc mùa thu đẹp và tĩnh lặng cùng tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến, đồng thời cũng cho thấy những nỗi niềm thời đại, tình yêu nước thương dân dạt dào trong trái tim thi sĩ.

Xem bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
Cảm nhận bài Chiều tối của Hồ Chí Minh
Cảm nhận bài Từ ấy của Tố Hữu
Cảm nhận bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Mình
Cảm nhận bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến
Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Mác của Ph. Ăng - Ghen
Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, trang 10 SGK Văn 11