Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: Từ hồi về thành phố …cho ta giật mình — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Ánh trăng


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy : Từ hồi về thành phố …cho ta giật mình.

Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, có khi trầm lắng, biểu hiện suy tư, giọng điệu tâm tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là một sự chia sẻ, gợi nhắc với mọi người.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ, bước đầu nêu nhận xét, đánh giá về đoạn thơ.

Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc nhà thơ:

Sống ở thành phố hiện đại nhiều tiện nghi vật chất “ánh điện, cửa gương”, ngỡ như không còn chỗ cho vầng trăng tình nghĩa một thời của người lính: "vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường”.

Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt gây ấn tượng mạnh: “đột ngột Vầng trăng tròn”. Chính lúc “phòng buynh đinh tối om”, nhà thơ mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của vầng trăng tròn mà lâu nay sống với “ánh điện cửa gương” đã quên mất.

Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế im lặng: "Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gi rưng rưng”.

Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ, rồi thời chiến tranh ở rừng, vầng trăng xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí con người bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu: “như là đồng là bể / như là sông là rừng”.

Khổ cuối đoạn thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm: '‘Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, “ánh trăng im phăng phắc’' chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta): con người có thể vô tình, có thể lãng quôn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn trĩnh và bất diệt.

Từ một câu chuyện riêng, đoạn thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ, gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị và hiền hậu.

Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, có khi trầm lắng, biểu hiện suy tư, giọng điệu tâm tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là một sự chia sẻ, gợi nhắc với mọi người. Giọng điệu có lúc rưng rưng xúc động của sự ăn năn hối hận, có lúc nghiêm trang của lời tự phán xét trong lòng tác giả. Kết câu, giọng điệu của đoạn thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chất thực  sức truyền cảm sâu sắc gây ấn tượng mạnh cho ngươi đọc.


Cùng chủ đề:

Cảm nhận của em về nhân vật Thu - Cô nữ giao liên trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Cảm nhận của em về nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà
Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Cảm nhận của em về tình bà cháu và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Cảm nhận của em về tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà - Ôi trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: Từ hồi về thành phố …cho ta giật mình
Cảm nhận của em về đoạn thơ: . . . Từ hồi … giật mình (Ánh trăng – Nguyễn Duy )
Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân
Cảm nhận khi đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Sang Thu” – Hữu Thỉnh
Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải