Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Mùa xuân nho


Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Từ khi mọc lên cho tới lúc xòe cánh phô màu tím biếc, hình như ta được chứng kiến sự sinh thành của bông hoa - tín hiệu mùa xuân. Rồi tín hiệu màu sắc được phụ hoạ thêm bởi tín hiệu âm thanh vang trời của những tiếng chim chiền chiện.

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Vị trí và nội dung khổ thơ: khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, nói về vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên khi đất trời vào xuân.

2. Thân bài

Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người. Đoạn thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

3. Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

- Thiên nhiên trữ tình, tinh khôi đã góp phần làm giàu thêm cho vẻ đẹp của đất nước.

- Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Gợi hứng thú từ thơ mùa xuân là một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Nhà thơ viết:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc"

Từ khi mọc lên cho tới lúc xòe cánh phô màu tím biếc, hình như ta được chứng kiến sự sinh thành của bông hoa - tín hiệu mùa xuân. Rồi tín hiệu màu sắc được phụ hoạ thêm bởi tín hiệu âm thanh “vang trời" của những tiếng chim chiền chiện. Âm thanh đặc biệt của tiếng chim “mang một mảnh vườn của đất đai vườn tược” (Xuân Diệu) như được ngưng, được đọng thành từng giọt long lanh. Phải chăng đó chỉ là những gỉọt âm thanh, hay đó là những giọt mùa xuân. Khó mà phân biệt rạch ròi, nhưng màu tím biếc, những âm thanh náo nức rộn ràng và những giọt mưa - âm thanh long lanh đã báo hiệu rằng mùa xuân đến. Xuân của đất trời, của thiên nhiên đã đến. Khi ấy xuân của đất trời hoà với mùa xuân của con người hốì hả, xôn xao. Mùa xuân của hoa, của chim, nhưng mùa xuân còn của cây cỏ với màu sắc đặc trưng: màu xanh lộc biếc. Mùa xuân gắn liền với những con người vất vả gian lao nhất, nhưng họ cũng vinh quang nhất vì họ mang trên mình mùa xuân, họ làm ra mùa xuân.

Phải yêu đời lắm, lạc quan lắm mới hát lên được. Trong điệu dân ca xứ Huế, nước non ngàn dặm, thật bát ngát, mênh mông. Nhưng khi con người suốt đời nguyện làm mùa xuân nho nhỏ, làm một nốt trầm, thì nhà thơ có thể hát, và nốt trầm xao xuyến ấy sẽ còn mãi mãi trong nhịp phách tiền của khúc hát quê hương, sẽ trải mãi tình theo nước non ngàn dặm

Xem thêm các bài tham khảo khác:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3


Cùng chủ đề:

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: Từ hồi về thành phố …cho ta giật mình
Cảm nhận của em về đoạn thơ: . . . Từ hồi … giật mình (Ánh trăng – Nguyễn Duy )
Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân
Cảm nhận khi đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Cảm nhận khổ thơ cuối bài “Sang Thu” – Hữu Thỉnh
Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng. Ngữ văn lớp 9
Cảm nhận truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
Cảm nhận và nêu suy nghĩ của em về đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Cảm nhận và suy ngẫm của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: Thuyền ta lái gió với buồm trăng …Nuôi lớn đời ta tự buổi nào