Cảm nhận về câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” - Văn mẫu 10 KNTT — Không quảng cáo

Văn mẫu 10 Kết nối tri thức - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 KNTT Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca - Văn mẫu 10 Kết nối tri thức


Cảm nhận của anh, chị về câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.

Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh “Mùa xuân chín”. Câu thơ gợi ấn tượng về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân.

Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh “Mùa xuân chín”. Câu thơ gợi ấn tượng về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Những cơn mưa mùa xuân ấm áp đã khiến cỏ trở mình căng tràn sức sống. Tả cỏ xuân cũng là để tô đậm vẻ đẹp đang độ chín của mùa xuân. Sức sống của mùa xuân cũng theo từng làn sóng cỏ mà dâng lên bất tận, trải ra mênh mông.

Câu thơ tạo ấn tượng về bức tranh mùa xuân đẹp và tràn đầy sức sống với màu sắc chủ đạo là màu xanh; hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian mênh mông, khoáng đạt. Câu thơ gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ “sóng” và từ “gợn”, gợi nhớ đến ý thơ của Nguyễn Du “Cỏ non xanh rợn chân trời”. Câu thơ của Nguyễn Du thì tĩnh hơn. Nói cách khác, câu thơ của Nguyễn Du chủ yếu nhằm làm nổi bật sắc xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Còn câu thơ của Hàn Mặc Tử lại chủ yếu nhấn vào cái sóng cỏ đang gợn - tức là nhấn vào động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang “cựa quậy”, đang “sóng sánh” ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.


Cùng chủ đề:

Cảm nhận về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về Chùm thơ Hai - Cư Nhật Bản - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân chín - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về bài thơ Thu hứng - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về bi kịch tình yêu của Xúy Vân - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về nhân vật Gia – ve - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về nhân vật quản ngục - Văn mẫu 10 KNTT
Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” - Văn mẫu 10 KNTT