Cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử - Văn mẫu 10 KNTT — Không quảng cáo

Văn mẫu 10 Kết nối tri thức - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 KNTT Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca - Văn mẫu 10 Kết nối tri thức


Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho mình nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.

Nói đến mùa xuân, có ai không hiểu đó là những phút giây rạo rực nhất của cuộc sống. Mùa xuân mỗi khoảnh khắc là một vẻ, lúc là “Mùa xuân nho nhỏ”, lúc là “Mùa xuân xanh”... và có cả “Mùa xuân chín”

Nói đến mùa xuân, có ai không hiểu đó là những phút giây rạo rực nhất của cuộc sống. Mùa xuân mỗi khoảnh khắc là một vẻ, lúc là “Mùa xuân nho nhỏ”, lúc là “Mùa xuân xanh”... và có cả “Mùa xuân chín” nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa mang một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khát khao trong tâm hồn Hàn Mặc Tử.

Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.

Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là “làn nắng”. Chữ “làn” như một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại “ửng” lên trong “khói mơ tan”. Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái “ửng” của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang “tan” ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là “Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”! Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có “đôi mái nhà tranh” hiện lên trong “làn nắng ửng” nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc. Nắng như đang rắc lên “đôi mái nhà tranh” chút sắc xuân và hương xuân: “Sột soạt gió trêu tà áo biếc”. Cái âm thanh của gió “trêu” tà áo và cái gam màu “biếc” của lá ấy là cái tình xuân. Một chữ “trêu” thật đáng yêu và thân thương, có gì đó như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc. Gió cũng chọn áo mà “trêu”, phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp.

Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”. Câu thơ có sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang”, cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.


Cùng chủ đề:

Cảm nhận về Chùm thơ Hai - Cư Nhật Bản - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân chín - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về bài thơ Thu hứng - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về bi kịch tình yêu của Xúy Vân - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về nhân vật Gia – ve - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao - Văn mẫu 10 KNTT
Cảm nhận về nhân vật quản ngục - Văn mẫu 10 KNTT
Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” - Văn mẫu 10 KNTT
Có ý kiến cho rằng: Câu thơ nào trong bài thơ Thu hứng cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Anh, chị nghĩ gì về ý kiến này? - Văn mẫu 10 KNTT