Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh — Không quảng cáo

Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tôi đi học


Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh

Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những kỉ niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Liên hệ tới nhân vật người mẹ trong truyện.

II. Thân bài

1. Mẹ với những cử chỉ yêu thương

- Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

- Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

- Bàn tay mẹ chính là biểu tượng cho tình thương, cho sự săn sóc, động viên, khích lệ.

=> Mẹ luôn đi sát bên con trai, lúc thì cầm tay, lúc thì đẩy con lên phía trước, lúc lại nhẹ nhàng xoa mái tóc của con…

2. Vai trò của mẹ nói riêng và của những người lớn đối với con em

- Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Hình ảnh người mẹ đã góp phần làm cho câu chuyện nên thơ và giàu cảm xúc hơn.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

Bài mẫu

Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.


Cùng chủ đề:

Cảm nhận về bài thơ "Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu
Cảm nhận về bài thơ "Ông đồ” của Vũ Đình Liên
Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Cảm nhận về bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà thi sĩ
Cảm nhận về bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (2) của Phan Bội Châu
Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh
Cảm nhận về hình tượng con hổ trong bài thơ "Nhớ rừng" của thi sĩ Thế Lữ
Cảm nhận về nhân vật cậu Vàng trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao
Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm
Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop